Chỉ sau 2 tuần, scandal của Trump nhiều hơn cả 8 năm của Obama

Hà Kim| 19/01/2017 16:16
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong suốt 8 năm nhiệm kỳ, ông Obama cũng có một vài vụ bê bối nhỏ, nhưng có liên quan rất ít tới vai trò là Tổng thống Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump dù chưa nhậm chức nhưng đã có rất nhiều vấn đề với cơ chế giám sát đạo đức.

Theo tờ Huffington Post, nhiệm kỳ thứ hai của các Tổng thống Mỹ trong lịch sử hiện đại như George W. Bush, Bill Clinton, Ronald Reagan và Richard Nixon đều có nhiều bê bối. Chỉ có Tổng thống Barack Obama là ngoại lệ.

Nhiệm kỳ thứ hai của ông George W. Bush bị ghi dấu ấn với những cáo buộc liên quan đến nhà vận động hành lang Jack Abramoff. Trong vụ đó, hơn chục nhà vận động hành lang và các quan chức chính phủ đã phải đi tù vì tội tham nhũng.

Ông Bill Clinton cũng gây chấn động khi vướng vào bê bối tình ái với thực tập sinh Monica Lewinsky. Trong khi đó, nhiệm kỳ thứ hai của ông Reagan bị ám ảnh bởi vụ bê bối Mỹ bất chấp lệnh cấm vận, lén lút bán vũ khí cho Iran và viện trợ trái phép cho các lực lượng lưu vong chống phá Nicaragua.

Hai năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông Nixon cũng có tới 48 quan chức chính phủ bị điều tra. Bản thân ông cũng là Tổng thống Mỹ đầu tiên buộc phải từ chức vì những cáo buộc tham nhũng.

Và có một điểm chung là, tất cả những vụ bê bối trên đều liên quan trực tiếp đến các nhân viên Nhà Trắng.

Chỉ sau 2 tuần, scandal của Trump nhiều hơn cả 8 năm của Obama

Chỉ sau 2 tuần Scandal của Trump nhiều hơn cả 8 năm của Obama

Về phía ông Obama, mặc dù trong suốt 8 năm nhiệm kỳ, ông cũng có một vài vụ bê bối nhỏ, nhưng có liên quan rất ít tới vai trò là Tổng thống Mỹ. Không một bê bối nào liên quan trực tiếp tới Nhà Trắng. Các trợ lý của ông cũng không hề dính dáng đến bất kì vụ điều tra nào.

Vậy tại sao lại có sự chuyển biến lớn như vậy dưới thời ông Obama? Và câu trả lời đó là do cơ chế giám sát vấn đề đạo đức ở Nhà Trắng. Trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào năm 2008, ông Norm Eisen, cựu cố vấn đạo đức của ông Obama, đã bắt đầu xây dựng một bản kế hoạch đạo đức. Khi ông Obama đắc cử, ông Eisen cùng với các trợ lý Nhà Trắng khác đã hoàn thiện kế hoạch đó. Bản thân ông Obama cũng tham gia lập kế hoạch và chỉnh sửa cơ chế này.

Tổng thống Barack Obama đã ký sắc lệnh về đạo đức tại một cuộc họp ở tòa nhà Eisenhower Executive Office, liền kề với Nhà Trắng ở Washington vào ngày 21/1/2009.

Theo sắc lệnh này, mỗi quan chức và nhân viên trong chính quyền Obama đều phải kí một bản cam kết đạo đức trong đó cam kết không nhận một số loại quà nhất định và không được vận động chính phủ cho đến khi nhiệm kỳ của Tổng thống Obama kết thúc.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đang gặp nhiều vấn đề với cơ chế giám sát đạo đức. Ông đang bị lãnh đạo Văn phòng Đạo đức chính phủ công kích về kế hoạch tách bạch các lợi ích kinh doanh. Họ kêu gọi ông phải tách bản thân hoàn toàn khỏi đế chế kinh doanh trước khi bước chân vào Nhà Trắng.

Ông Trump đã thông báo sẽ chuyển giao quyền kiểm soát đế chế kinh doanh cho hai con trai lớn là Donald và Eric Trump, gửi tài sản vào một quỹ. Nhưng, ông sẽ không bán công ty hay cổ phần bất động sản.

Tuy nhiên, ông Walter Shaub, Giám đốc Văn phòng Đạo đức Chính phủ Mỹ cho biết, kế hoạch mà ông Trump tuyên bố chưa đạt được tiêu chuẩn và chưa hoàn toàn đủ để tránh xung đột lợi ích.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chỉ sau 2 tuần, scandal của Trump nhiều hơn cả 8 năm của Obama