“Thẩm phán tiêu biểu” Nguyễn Tiến Hưng: Người Thẩm phán phải giỏi chuyên môn và luôn đặt chữ Tâm lên hàng đầu

Huy Hùng| 10/09/2016 12:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong 28 Thẩm phán được TANDTC tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” đợt đầu tiên không thể không kể đến ông Nguyễn Tiến Hưng - Người Thẩm phán có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác xét xử, thượng tôn pháp luật, liêm khiết, trung thực...

Ông Nguyễn Tiến Hưng, SN 1969, sinh ra và lớn lên tại phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1989, ông được tuyển dụng vào TAND huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang).

Sau quá trình học tập và rèn luyện, năm 1995, ông tốt nghiệp Đại học Luật. Sau đó một năm, ông được điều chuyển về TAND thị xã Bắc Ninh (nay là thành phố Bắc Ninh). Tiếp đó năm 2005, ông vinh dự được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Sau khi được bổ nhiệm Thẩm phán, ông được TANDTC điều động đi biệt phái tại TAND huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương từ năm (2005 - 2006). Trong thời gian một năm công tác biệt phái, là Thẩm phán mới bổ nhiệm, chưa có kinh nghiệm trong công tác xét xử, không quen địa bàn... tuy nhiên, ông đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chỉ trong 1 năm ông đã trực tiếp giải quyết, xét xử hơn 100 vụ án các loại, tất cả đều không có án hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, không có án để quá thời hạn quy định của pháp luật, không để xảy ra oan sai. Với sự cố gắng, nỗ lực trong công tác, đạt được nhiều thành tích cao, ông đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tặng thưởng Bằng khen năm 2006.

Hết thời gian biệt phái, khi trở về công tác tại TAND thành phố Bắc Ninh, trong quá trình công tác, ông luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tích cực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm và phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tháng 7/2016, ông vinh dự được Chánh án TANDTC bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh án TAND thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.

“Thẩm phán tiêu biểu” Nguyễn Tiến Hưng: Người Thẩm phán phải giỏi chuyên môn và luôn đặt chữ Tâm lên hàng đầu

Thẩm phán Nguyễn Tiến Hưng 

Quá trình công tác, trên cương vị Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết, xét xử các loại vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, hành chính và kinh doanh thương mại, trong 11 năm (2005 - 2016) ông đã giải quyết, xét xử  889 vụ án các loại. Đối với từng vụ án cụ thể được phân công giải quyết ông đều tập trung nghiên cứu, giải quyết, xét xử bảo đảm về thời hạn, chưa có bản án nào bị hủy, sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan của Thẩm phán, không để án quá hạn xét xử theo quy định pháp luật. Đặc biệt, với những vụ án hôn nhân và gia đình, theo kinh nghiệm chung để việc giải quyết nhanh chóng sớm dứt điểm vụ án, ông chú trọng công tác hòa giải giữa các bên đương sự, nên các vụ, việc ông được phân công giải quyết tỷ lệ hoà giải thành chiếm số lượng cao, giảm được về thời gian tổ chức các phiên toà và các khiếu nại kéo dài, sớm ổn định được tình hình tranh chấp giữa các bên đương sự.

Với trách nhiệm là một người Thẩm phán, ông đã luôn cố gắng nghiên cứu học hỏi, cập nhật kịp thời các thông tin văn bản mới, các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ. Đồng thời trong công tác chuyên môn luôn nghiên cứu kỹ hồ sơ, thận trọng đánh giá, phân tích chứng cứ, thực hiện đúng quy trình tố tụng. Trong công việc, ông luôn lấy chữ Tâm làm đầu và làm việc với trách nhiệm cao, thận trọng, chính xác nên đã hạn chế tối đa việc sai sót nghiệp vụ.

Ông Hưng cho biết,để hoàn thành nhiệm vụ của người Thẩm phán trước hết phải phát huy vai trò trách nhiệm, gương mẫu, nêu cao tinh thần tận tâm, tận lực với công việc và không ngừng rèn luyện lối sống giản dị, gần gũi với đồng nghiệp, phát huy tối đa năng lực làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Khi tiếp dân cần đúng pháp luật, không sách nhiễu, gây phiền hà cho dân. Và đặc biệt trong công việc xét xử đòi hỏi phải thận trọng, khách quan và có cái tâm của người thực thi pháp luật, mỗi bản án khi tuyên bảo đảm đúng các quy định của pháp luật, không làm oan người vô tội.

Ông Hưng cho biết trước mỗi vụ án đều phải có phương pháp nghiên cứu hồ sơ và điều khiển phiên tòa một cách khoa học. Khi nghiên cứu hồ sơ ông đặc biệt chú trọng việc kiểm tra trình tự, thủ tục tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng về căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can; trong việc bắt, hỏi cung, tạm giam, tạm giữ, thu giữ vật chứng, khám nghiệm hiện trường; đồng thời nghiên cứu kỹ nội dung vụ án bằng cách đọc tất cả các biên bản, nhất là các biên bản bắt người phạm tội quả tang, lấy lời khai bị cáo, bị hại, người làm chứng, biên bản hiện trường, thu giữ vật chứng... đối chiếu tất cả những lời khai này với các tài liệu chứng cứ khác, cần xem xét kỹ chứng cứ buộc tội.

Trường hợp phát hiện vi phạm nghiêm trọng tố tụng thì tiếp tục xem phần nội dung vụ án để đánh giá, nếu có những vấn đề quan trọng cần phải điều tra làm rõ thì phải trao đổi ngay với Viện kiểm sát để trả hồ sơ điều tra bổ sung. Khi nghiên cứu nội dung vụ án, phải nghiên cứu kỹ hồ sơ để nắm vững nội dung vụ án, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các mâu thuẫn (nếu có) giữa lời khai của bị cáo với đương sự hoặc với vật chứng, hoặc với chứng cứ tài liệu khác để so sánh từ đó thảo kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa một cách đầy đủ và dự thảo bản án.

Ngoài ra, khi xét xử ông luôn chú trọng đến tác phong, lời ăn, tiếng nói để không những tạo thiện cảm mà còn giữ được “cái uy” của người Thẩm phán.

Ngoài công tác chuyên môn, với cương vị là Phó Chủ tịch Công đoàn của TAND TP Bắc Ninh, trong nhiều năm qua ông luôn chú trọng và quan tâm đến đời sống của các đồng nghiệp trong cơ quan. Ông đã cùng Ban Chấp hành công đoàn tổ chức phát động cho các đoàn viên công đoàn trong cơ quan tham gia tích cực, có hiệu quả các phong trào thi đua, đồng thời tổ chức nhiều chương trình trau dồi, học hỏi nâng cao kinh nghiệm. Chính vì thế Công đoàn TAND TP Bắc Ninh đã đạt nhiều thành tích và Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ông Hưng chia sẻ: Bên cạnh những thuận lợi, bản thân ông cũng gặp phải không ít những khó khăn trong công tác nói chung và công tác xét xử nói riêng. Nhưng với sự kiên trì, cố gắng, nỗ lực hết mình, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ông đã luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Với những thành tích xuất sắc, ngoài vinh dự là một trong 28 Thẩm phán được TANDTC tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” đợt đầu tiên, Thẩm phán Nguyễn Tiến Hưng còn liên tục 8 năm liền được công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, và mới đây là danh hiệu “Chiến sỹ thi đua TAND”. Vinh dự hơn nữa, Thẩm phán Nguyễn Tiến Hưng đang được TANDTC đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác xét xử và trong phong trào thi đua yêu nước.n

Huy HùngTrong 28 Thẩm phán được TANDTC tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” đợt đầu tiên không thể không kể đến ông Nguyễn Tiến Hưng - Người Thẩm phán có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác xét xử, thượng tôn pháp luật, liêm khiết, trung thực, kiên quyết bảo vệ công lý trong thực hành nhiệm vụ.

Ông Nguyễn Tiến Hưng sinh năm 1969, sinh ra và lớn lên tại phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1989, ông được tuyển dụng vào TAND huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang).

Sau quá trình học tập và rèn luyện, năm 1995, ông tốt nghiệp Đại học Luật. Sau đó một năm, ông được điều chuyển về TAND thị xã Bắc Ninh (nay là thành phố Bắc Ninh). Tiếp đó năm 2005, ông vinh dự được bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Sau khi được bổ nhiệm Thẩm phán, ông được TANDTC điều động đi biệt phái tại TAND huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương từ năm (2005 - 2006). Trong thời gian một năm công tác biệt phái, là Thẩm phán mới bổ nhiệm, chưa có kinh nghiệm trong công tác xét xử, không quen địa bàn... tuy nhiên, ông đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chỉ trong 1 năm ông đã trực tiếp giải quyết, xét xử hơn 100 vụ án các loại, tất cả đều không có án hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, không có án để quá thời hạn quy định của pháp luật, không để xảy ra oan sai. Với sự cố gắng, nỗ lực trong công tác, đạt được nhiều thành tích cao, ông đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tặng thưởng Bằng khen năm 2006.

Hết thời gian biệt phái, khi trở về công tác tại TAND thành phố Bắc Ninh, trong quá trình công tác, ông luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tích cực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm và phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tháng 7/2016, ông vinh dự được Chánh án TANDTC bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh án TAND thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.

Quá trình công tác, trên cương vị Thẩm phán được giao nhiệm vụ giải quyết, xét xử các loại vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, hành chính và kinh doanh thương mại, trong 11 năm (2005 - 2016) ông đã giải quyết, xét xử  889 vụ án các loại. Đối với từng vụ án cụ thể được phân công giải quyết ông đều tập trung nghiên cứu, giải quyết, xét xử bảo đảm về thời hạn, chưa có bản án nào bị hủy, sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan của Thẩm phán, không để án quá hạn xét xử theo quy định pháp luật. Đặc biệt, với những vụ án hôn nhân và gia đình, theo kinh nghiệm chung để việc giải quyết nhanh chóng sớm dứt điểm vụ án, ông chú trọng công tác hòa giải giữa các bên đương sự, nên các vụ, việc ông được phân công giải quyết tỷ lệ hoà giải thành chiếm số lượng cao, giảm được về thời gian tổ chức các phiên toà và các khiếu nại kéo dài, sớm ổn định được tình hình tranh chấp giữa các bên đương sự.

Với trách nhiệm là một người Thẩm phán, ông đã luôn cố gắng nghiên cứu học hỏi, cập nhật kịp thời các thông tin văn bản mới, các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ. Đồng thời trong công tác chuyên môn luôn nghiên cứu kỹ hồ sơ, thận trọng đánh giá, phân tích chứng cứ, thực hiện đúng quy trình tố tụng. Trong công việc, ông luôn lấy chữ Tâm làm đầu và làm việc với trách nhiệm cao, thận trọng, chính xác nên đã hạn chế tối đa việc sai sót nghiệp vụ.

Ông Hưng cho biết,để hoàn thành nhiệm vụ của người Thẩm phán trước hết phải phát huy vai trò trách nhiệm, gương mẫu, nêu cao tinh thần tận tâm, tận lực với công việc và không ngừng rèn luyện lối sống giản dị, gần gũi với đồng nghiệp, phát huy tối đa năng lực làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Khi tiếp dân cần đúng pháp luật, không sách nhiễu, gây phiền hà cho dân. Và đặc biệt trong công việc xét xử đòi hỏi phải thận trọng, khách quan và có cái tâm của người thực thi pháp luật, mỗi bản án khi tuyên bảo đảm đúng các quy định của pháp luật, không làm oan người vô tội.

Ông Hưng cho biết trước mỗi vụ án đều phải có phương pháp nghiên cứu hồ sơ và điều khiển phiên tòa một cách khoa học. Khi nghiên cứu hồ sơ ông đặc biệt chú trọng việc kiểm tra trình tự, thủ tục tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng về căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can; trong việc bắt, hỏi cung, tạm giam, tạm giữ, thu giữ vật chứng, khám nghiệm hiện trường; đồng thời nghiên cứu kỹ nội dung vụ án bằng cách đọc tất cả các biên bản, nhất là các biên bản bắt người phạm tội quả tang, lấy lời khai bị cáo, bị hại, người làm chứng, biên bản hiện trường, thu giữ vật chứng... đối chiếu tất cả những lời khai này với các tài liệu chứng cứ khác, cần xem xét kỹ chứng cứ buộc tội.

Trường hợp phát hiện vi phạm nghiêm trọng tố tụng thì tiếp tục xem phần nội dung vụ án để đánh giá, nếu có những vấn đề quan trọng cần phải điều tra làm rõ thì phải trao đổi ngay với Viện kiểm sát để trả hồ sơ điều tra bổ sung. Khi nghiên cứu nội dung vụ án, phải nghiên cứu kỹ hồ sơ để nắm vững nội dung vụ án, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các mâu thuẫn (nếu có) giữa lời khai của bị cáo với đương sự hoặc với vật chứng, hoặc với chứng cứ tài liệu khác để so sánh từ đó thảo kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa một cách đầy đủ và dự thảo bản án.

Ngoài ra, khi xét xử ông luôn chú trọng đến tác phong, lời ăn, tiếng nói để không những tạo thiện cảm mà còn giữ được “cái uy” của người Thẩm phán.

Ngoài công tác chuyên môn, với cương vị là Phó Chủ tịch Công đoàn của TAND TP Bắc Ninh, trong nhiều năm qua ông luôn chú trọng và quan tâm đến đời sống của các đồng nghiệp trong cơ quan. Ông đã cùng Ban Chấp hành công đoàn tổ chức phát động cho các đoàn viên công đoàn trong cơ quan tham gia tích cực, có hiệu quả các phong trào thi đua, đồng thời tổ chức nhiều chương trình trau dồi, học hỏi nâng cao kinh nghiệm. Chính vì thế Công đoàn TAND TP Bắc Ninh đã đạt nhiều thành tích và Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ông Hưng chia sẻ: Bên cạnh những thuận lợi, bản thân ông cũng gặp phải không ít những khó khăn trong công tác nói chung và công tác xét xử nói riêng. Nhưng với sự kiên trì, cố gắng, nỗ lực hết mình, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ông đã luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Với những thành tích xuất sắc, ngoài vinh dự là một trong 28 Thẩm phán được TANDTC tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” đợt đầu tiên, Thẩm phán Nguyễn Tiến Hưng còn liên tục 8 năm liền được công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, và mới đây là danh hiệu “Chiến sỹ thi đua TAND”. Vinh dự hơn nữa, Thẩm phán Nguyễn Tiến Hưng đang được TANDTC đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác xét xử và trong phong trào thi đua yêu nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Thẩm phán tiêu biểu” Nguyễn Tiến Hưng: Người Thẩm phán phải giỏi chuyên môn và luôn đặt chữ Tâm lên hàng đầu