Mỗi mùa Olympic qua đi, các nước chủ nhà phải đầu tư hàng nghìn tỷ vào các công trình phục vụ cho sự kiện này. Nhưng sau đó, chúng lại trở nên nhếch nhác và mốc meo vì ít khi được dùng tới.
Olympic không chỉ là cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa quốc gia đăng cai, các giải đấu tầm cỡ thế giới còn được kỳ vọng là cú hích lớn cho nền kinh tế nước chủ nhà.
Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Sau những bữa tiệc thể thao đầy phần khích, Olympic qua đi như một cơn bão ở những đất nước như Hy Lạp hay Brazil... Điều đọng lại sau bão là gánh nặng quốc gia với những khoản nợ khổng lồ, và những công trình bị bỏ hoang.
Chỉ sau mỗi kỳ Olympic, người ta mới nhận thấy rõ sự lãng phí tiền bạc khi các sân vận động trống trơn, phủ bụi. Đặc biệt nhất phải kể đến sân vận động quốc gia Mane Garrincha ở thủ đô Brasilia của Brazil với 72.000 chỗ ngồi và ngốn tới 900 triệu USD cho việc xây mới.
Sân vận động quốc gia Mane Garrincha ở thủ đô Brasilia của Brazil
Thế nhưng, giờ đây chính phủ và thành phố không biết lấy đâu ra số tiền 2 triệu USD để duy trì hoạt động cho sân vận động này. Còn các câu lạc bộ địa phương cũng không thể có đủ tiền để thuê sân. Hiện tại, sân vận động này được dùng như một bến xe buýt. Hơn 400 phương tiện đỗ tại đây mỗi ngày.
Và theo một nghiên cứu do Đại học Oxford (Anh) thực hiện, vừa qua, nước chủ nhà Brazil tổ chức lễ khai mạc Olympics 2016 với chi phí tổng cộng, bao gồm cả các dự án cơ sở vật chất, hỗ trợ y tế… liên quan lên tới 12 tỷ USD, trong đó riêng các dự án ở Thủ đô Rio tiêu tốn tới 1/4 chi phí nói trên.
Nhưng Brazil không phải là nước duy nhất chi bạc tỷ cho Olympics. Thế vận hội mùa hè trước đó tại London (London) tiêu tốn 15 tỷ USD và Thế vận hội mùa đông tại Sochi (Nga) cũng mất 21,9 tỷ USD để tổ chức.
Vẫn biết, để chuẩn bị cho kỳ Olympic diễn ra suôn sẻ, thành công, các nước chủ nhà luôn phải đầu tư mạnh tay về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho các vận động viên thi đấu. Không hiếm trong số này là những công trình đồ sộ được thiết kế đẹp mắt, công phu với số tiền không nhỏ. Theo thống kê tờ Ibtimes trích dẫn, chưa có kỳ Olympic nào mà chi phí tổ chức nằm dưới khung dự kiến, kể từ năm 1960.
Tuy nhiên, khi Olympic qua đi thì các sân vận động và làng Olympics hầu như đều bị bỏ không, từ Bắc Kinh tới Berlin, từ Athens đến Atlanta...Sau đây là những công trình bị bỏ hoang, đổ nát đến khó tin sau mỗi kỳ Olympic kết thúc.
Sân vận động này được chuẩn bị cho Olympic 2004, tại Athens, Hy Lạp
Đất dành cho các vận động viên thi đấu theo thời gian đã biến thành nghĩa trang
Các khu thi đấu phục vụ Olympic ở Athens, Hy Lạp dường như không còn giá trị sử dụng
Nơi từng là khu thi đấu bóng chuyền ở Thế vận hội mùa hè 2008 ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Bể bơi chính tại Athen
Đường đua bị bỏ hoang từ Thế vận hội mùa đông Sarajevo (Bosnia) năm 1984
Công trình ở Thế vận hội mùa đông 1968 ở Pháp