Bổ sung tư cách của Trợ giúp viên pháp lý trong tham gia tố tụng

Phương Nam| 12/05/2019 07:41
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Việc phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng được quy định trong các bộ luật, luật về tố tụng, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BTC-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018.

Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính; Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam cùng với Luật TGPL năm 2017, trong đó ghi nhận nhiều điểm mới về trách nhiệm phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng:

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ghi nhận người bào chữa bao gồm luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. Trong bối cảnh ra đời sau, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 đã ghi nhận chức danh Trợ giúp viên pháp lý là người đại diện hợp pháp để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

Thực tiễn quá trình triển khai các hoạt động nghiệp vụ tố tụng trong những năm qua, đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý gặp không ít khó khăn xuất phát từ việc tư cách Trợ giúp viên pháp lý chưa được ghi nhận tại văn bản tố tụng cao nhất là Bộ luật tố tụng hình sự. Để khắc phục được những hạn chế đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã ghi nhận Trợ giúp viên pháp lý với tư cách là người bào chữa tạo ra sự thống nhất trong quá trình thực hiện về hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự, cụ thể:

Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 bổ sung tư cách của Trợ giúp viên pháp lý trong tham gia tố tụng. Tại Điều 72, Điều 83, Điều 84 BLTTHS 2015 quy định người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể là: Luật sư. Người đại diện. Bào chữa viên nhân dân. Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Bổ sung trách nhiệm cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo, giải thích quyền được trợ giúp pháp lý: Nhằm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng biết quyền và nghĩa vụ của mình, Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (Điều 71), cụ thể: Tại khoản 1 quy định cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và được bảo đảm thực hiện bằng khoản 2 Việc thông báo, giải thích phải được ghi vào biên bản”.

Bổ sung tư cách của Trợ giúp viên pháp lý trong tham gia tố tụng

 Trợ giúp viên pháp lý tham gia bào chữa tại một phiên tòa 

Bổ sung cơ chế bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý trong trường hợp chỉ định người bào chữa (khoản 2 Điều 76). Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định chỉ định người bào chữa cho những đối tượng sau: 1. Trong những trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ: a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người chưa thành niên”.

Đồng thời, đã bổ sung cơ chế bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý trong các trường hợp trên, cụ thể: 2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; b) Trung tâm trợ giúp pháp lý cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư để bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; c) Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên để bào chữa cho thành viên của tổ chức mình.

 Như vậy, khi bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi, đồng thời đủ điều kiện được trợ giúp pháp lý là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể cử luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia án chỉ định đối với người thuộc diện được trợ giúp pháp lý). Trường hợp chỉ định người bào chữa do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì Trung tâm này chi trả chi phí cho người bào chữa mà không phải do cơ quan yêu cầu chỉ định chi trả.

Việc bổ sung quy định này đã chia sẻ trách nhiệm thực hiện bào chữa theo các án chỉ định cho các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tạo cơ chế hữu hiệu để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của người thuộc diện trợ giúp pháp lý, tránh bỏ sót đối tượng nhằm góp phần bảo.  

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bổ sung tư cách của Trợ giúp viên pháp lý trong tham gia tố tụng