[AUDIO] Chuyên gia nghiên cứu quốc tế lý giải về kết quả Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2

Đời sống - Ngày đăng : 14:12, 01/03/2019

GS.TS. Phạm Quang Minh - chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế - cho rằng kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 vừa kết thúc tại Hà Nội là phù hợp trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đồng thời đưa ra những lý giải cho nhận định này.

Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội kết thúc mà chưa đạt được thỏa thuận, PV Báo Công lý đã có cuộc phỏng vấn ngắn với GS.TS. Phạm Quang Minh - chuyên gia nghiên cứu quốc tế, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội về kết quả sự kiện này.

PV: Ông đánh giá như thế nào về kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên lần thứ hai vừa diễn ra tại Hà Nội?

GS.TS. Phạm Quang Minh: Hội nghị Thượng đỉnh kết thúc mà chưa đạt được kết quả như mong muốn, điều này cũng làm cho nhiều người thất vọng. Nhưng cá nhân tôi thì cho rằng đó là một kết quả phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Nghe câu trả lời đầy đủ:

 

PV: Ông có thể lý giải về đánh giá trên?

GS.TS. Phạm Quang Minh: Lý do là, chúng ta cần phải xem xét ở cả 3 cấp độ bao gồm: cấp độ quốc tế, cấp độ trong nước và cấp độ cá nhân.

Nghe câu trả lời đầy đủ:

 

PV: Trước khi diễn ra cuộc gặp này cũng như trong cuộc gặp tối 27/2 và cuộc hội đàm sáng 28/2, Tổng thống Trump nhiều lần khẳng định “không vội vàng” thúc ép Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Vậy ông có cho rằng 8 tháng kể từ cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo là khoảng thời gian chưa đủ dài, hay nói cách khác, ông có cho rằng Tổng thống Trump dường như đã “vội vàng” đi đến cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Kim hay không?

GS.TS. Phạm Quang Minh: Tôi nghĩ là không vội. Tôi nghĩ đó là khoảng thời gian vừa đủ, bởi thực tế cả Tổng thống Donald Trump lẫn Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đều mong muốn có một sự thay đổi, hoặc ít nhất đạt được một kết quả nào đó.

Nghe câu trả lời đầy đủ:

 

 PV: Như ông đã nói, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai diễn ra khi ngay tại nước Mỹ có rất nhiều vấn đề mà bản thân Tổng thống Donald Trump chưa giải quyết được, khiến ông có thể chưa tập trung toàn tâm toàn ý vào cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân với Triều Tiên. Thế nhưng, như chúng ta đã thấy, trong bối cảnh đó, ông Trump vẫn quyết định tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ông có cho rằng động thái này là một trong những cách mà ông Trump làm nhằm giảm bớt áp lực từ chính trong lòng nước Mỹ?       

Nghe câu trả lời:

 

PV: Trước khi cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un kết thúc vào sáng 28/2, một số hãng thông tấn đã tỏ ra kỳ vọng vào một tuyên bố chung mà hai nhà lãnh có thể đạt được, thậm chí còn gọi đó là “Tuyên bố Hà Nội”. Thế nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Vậy ông có cho rằng, dù không đạt được một thỏa thuận nào, song cả Mỹ, Triều Tiên và Việt Nam – nơi tổ chức sự kiện thượng đỉnh quan trọng này đều “được”?

Nghe câu trả lời:

 

PV: Cá nhân ông, dưới góc độ là một chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế, ông có niềm tin vào những lời đánh giá rất tốt của Tổng thống Mỹ Donald Trump dành cho Chủ tịch Kim Jong-un cũng như đất nước Triều Tiên; cũng như tuyên bố không thử hạt nhân và tên lửa mà Chủ tịch Kim đã nói với Tổng thống Trump trong cuộc hội đàm sáng 28/2?

Nghe câu trả lời:

 

 

 

Ý Thơ (thực hiện)