Đời sống

Hà Nội: Chợ tạm vẫn 'mọc' công khai

Dương Dũng 16/05/2024 - 13:38

Trong thời gian qua, nhiều chợ cóc và chợ tạm đã lấn chiếm lòng đường và vỉa hè tại TP. Hà Nội, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị, mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông.

Hiện nay, dễ dàng bắt gặp hình ảnh hàng loạt chợ cóc và chợ tạm hoạt động trong nhiều khung giờ tại nhiều khu vực thuộc địa bàn TP. Hà Nội.

Điều đáng chú ý là những chợ này thường nằm ở những vị trí có lưu lượng phương tiện giao thông qua lại lớn. Điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông, mà còn làm mất mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.

Đặc biệt, trong giờ cao điểm, người mua và người bán sẽ dựng xe tràn lan trên lòng và lề đường, khiến giao thông trở nên lộn xộn.

Toàn thành phố hiện có 453 chợ. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội sẽ xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, đơn vị đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn quận, huyện giai đoạn 2022 - 2025.

Sở Công Thương sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, thống kê, kiểm tra, xử lý và tổ chức giải tỏa các tụ điểm, chợ cóc, hoạt động kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông…

Trong thời gian qua, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp để giải tỏa các chợ cóc và chợ tạm trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện tượng các chợ cóc, chợ tạm vẫn mọc lên tự phát tại nhiều điểm mà chưa được xử lý vẫn còn.

Ghi nhận của Phóng viên Báo Công lý tại khu vực đường Nguyễn Thị Thập (Hà Nội):

img_7476.jpg
Hàng loạt tiểu thương kinh doanh trên vỉa hè khu vực đường Nguyễn Thị Thập.
img_7478.jpg
Con phố dài xanh, sạch, đẹp bỗng dưng có những "điểm đen" xấu xí.
img_7479.jpg
Cảnh tượng nhếch nhác trên đường lớn. Được biết, khu chợ cóc mọc trên đường Nguyễn Thị Thập thuộc sự quản lý của 2 phường Trung Hòa (Cầu Giấy) và Nhân Chính (Thanh Xuân). Theo quan sát của PV, hầu hết những điểm kinh doanh buôn bán nói trên đều lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
img_7480.jpg
Người đi bộ phải đi xuống lòng đường để di chuyển.
img_7481.jpg
Hàng thịt cá buôn bán ngay cạnh hệ thống cống, rãnh bên cạnh gây mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.
img_7482.jpg
Hàng quán la liệt trên vỉa hè cùng hàng dài xe máy để tràn lan.
img_7483.jpg
Biển cấm họp chợ ngay bên cạnh những người kinh doanh trên vỉa hè. Dù đã có biển cấm họp chợ, nhưng vào thời điểm đầu buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều tối, hoạt động mua – bán tại đây tấp nập hơn bao giờ hết. Thậm chí, một số khu vực vỉa hè còn bị chiếm dụng làm nơi trông giữ xe, khiến vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.
img_7485.jpg
Cảnh tượng dường như đã diễn ra khá lâu chưa được xử lý dứt điểm.
img_7486.jpg
Hàng buôn bán gia cầm xử lý thực phẩm và vứt rác thải ngay tại chỗ.
img_7487.jpg
img_7488.jpg
Tình trạng ngang nhiên lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để họp chợ, làm điểm trông giữ xe không chỉ mất vệ sinh nơi công cộng, mất mĩ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, khiến bộ mặt Thủ đô trở nên nhếch nhác. Với thực trạng trên, đề nghị UBND TP. Hà Nội, cơ quan chức năng quận Cầu Giấy, Thanh Xuân cần sớm có biện pháp, phương án để xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm trật tự đô thị này.

Dương Dũng