GPA không còn quan trọng khi sinh viên ra trường

Minh Anh| 21/11/2022 09:17
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

GPA hay còn gọi là điểm trung bình các môn của một học sinh, sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng với tình hình lạm phát điểm số như ở một số nước hiện nay đã khiến nhà tuyển dụng dần mất niềm tin vào GPA.

Theo một báo cáo gần đây của ACT, điểm trung bình trung bình của học sinh trung học đã tăng từ 3,17 (năm 2010) lên 3,36 (năm 2021). Điểm trung bình của sinh viên các trường đại học 4 năm đã tăng từ 2,83 (năm 1983) lên 3,15 (năm 2013).

Khoảng những năm 2000, điểm A trở thành điểm con điểm phổ biến. Riêng tại ĐH Harvard, GPA trung bình của sinh viên đã tăng từ 2,8 (năm 1966) lên 3,8 (năm 2022).

Dù điểm số trung bình của năm sau đều tăng so với những năm trước nhưng tỷ lệ sinh viên khi ra trường làm được việc thì lại bị đánh giá là ngược lại.

sinh2.jpg
Lạm phát điểm số là yếu tố đầu tiên khiến nhà tuyển dụng dần mất niềm tin vào GPA.

Chỉ 13% người Mỹ và 11% lãnh đạo cấp cao (C-suite) cho rằng sinh viên tốt nghiệp đã chuẩn bị tốt cho công việc tương lai. Theo Forbes, điểm GPA và kết quả học tập nói chung không có mối tương quan với kỹ năng đáp ứng công việc tương lai.

Forbes đánh giá thế hệ sinh viên hiện nay là những người làm việc ít nhất trong lịch sử Mỹ. Thêm vào đó, một số bằng chứng cho thấy rất ít sinh viên đã tốt nghiệp có thể thu về kinh nghiệm quan trọng trong môi trường đại học để phục vụ cho công việc sau này.

Chưa đến 1/3 sinh viên tốt nghiệp đại học Mỹ có thể áp dụng kiến thức đã học vào công việc. Và cũng chỉ 26% sinh viên tốt nghiệp đại học hoàn toàn đồng ý rằng trình độ học vấn phù hợp với công việc của họ.

Cho đến hiện tại thị trường lao động Mỹ dần khó khăn hơn trong nhiều năm. Các nhà tuyển dụng luôn phải vật lộn để tìm ứng viên phù hợp cho các vị trí.

Khó khăn này tồn tại ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi tỷ lệ công việc đang tuyển dụng trên đầu người là 1,7 vị trí/người. Chính vì vậy, các nhà tuyển dụng hiện nay đều nghi ngờ về mức độ sẵn sàng cho công việc của sinh viên.

GPA hiện nay dần không còn phù hợp trong việc tuyển dụng, trừ khi có sự cải thiện đáng kể trong mối tương quan giữa GPA và khả năng đáp ứng công việc của sinh viên mới tốt nghiệp. Những gì có thể thay thế cho GPA sẽ là kỹ năng đáp ứng công việc và kinh nghiệm liên quan.

Đối với sinh viên, bài học đơn giản dành cho đối tượng này là kinh nghiệm và kỹ năng làm việc rất quan trọng. Nếu sinh viên chỉ chỉ tập trung cho GPA trong suốt quá trình đi học sẽ gặp không ít bất lợi trong thị trường việc làm.

sinh3.jpg
Các nhà tuyển dụng giờ đây chỉ cần yêu cầu chứng minh khả năng đáp ứng với công việc thông qua kỹ năng.

Ngoài ra, các tổ chức giáo dục phải tăng cường nỗ lực để đảm bảo tất cả sinh viên có nhiều trải nghiệm học tập kết hợp với công việc hơn như thực tập hoặc các chương trình hợp tác hay dự án dài hạn. Trường cũng nên công nhận và tính điểm các chứng chỉ liên quan đến ngành học của sinh viên.

Người sử dụng lao động cũng cần nâng cao yêu cầu kỹ năng cũng như kinh nghiệm đối với các vị trí dành cho sinh viên. Có thế, giáo dục mới có thể thay đổi để đáp ứng với thị trường lao động.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
GPA không còn quan trọng khi sinh viên ra trường