Nhìn từ chung kết AFF Cup: Vì sao tuyển Việt Nam thất bại?
Thể thao - Ngày đăng : 16:39, 15/12/2016
Thêm một lần nữa đội bóng xứ vạn đảo chứng minh cho “thiên hạ” thấy họ là một tập thể đáng sợ. Trận chung kết lượt đi vừa qua, Thái Lan áp đặt thế trận ngay từ đầu, thậm chí Dangda có bàn thắng đưa đội nhà vươn lên dẫn trước. Nhưng mọi chuyện đã xoay vần quá nhanh chỉ trong 5 phút (65 đến 70), đội bóng xứ chùa vàng nhận hai bàn thua để ra về với một thất bại cay đắng.
Trong bóng đá, nếu hai đội có yếu tố chuyên môn ngang nhau, việc một trong hai đội tự nhiên mạnh hơn chỉ là do yếu tố tinh thần. Indonesia đã thoát được “ngưỡng” Singapore để vào bán kết như từ “cõi chết trở về” vì thế sức mạnh tinh thần sẽ rất ghê gớm. Về chuyên môn, ĐT Việt Nam chúng khá ngang bằng so với đối thủ (qua hai trận giao hữu) nên thất bại của tuyển Việt Nam có thể hiểu và thông cảm được vì các cầu thủ đã cố gắng hết mức.
HLV Hữu Thắng có hơn 9 tháng dẫn dắt tuyển Việt Nam
Tình cảm người dân Indonesia được nâng lên do sự trở lại của đội bóng nước họ sau án phạt của FIFA. Bởi lý do rất đặc thù chính là do chính phủ nước này “quá quan tâm” đến bóng đá dẫn tới án phạt. Ở một đất nước yêu bóng đá như vậy, yếu tố cổ động viên sẽ rất “khủng khiếp”.
Ông Riedl đã bị truyền thông “tố” nổi đóa trong phòng thay đồ trong thời gian nghỉ giữa hiệp trận chung kết lượt đi. Đó là liều thuốc kích thích giúp Salossa, Lilipaly và toàn đội bừng tỉnh trong hiệp hai. Điều mà ông Hữu Thắng chưa “bị tố” mỗi khi đội tuyển chúng ta gặp khó khăn.
Thứ ba đó là sự quyết tâm của cá nhân đã “một đời” chơi bóng nhưng chưa vô địch. Boaz Salossa, Lilipaly, một số lão tướng sẽ có mùa giải cuối cùng ở thời đỉnh cao trước khi “lui về ở ẩn” do đó sức mạnh sẽ được phát tiết cho lần cuối cùng này. Do đó, đội bóng xứ vạn đảo luôn chơi với sự khát khao cháy bỏng lớn nhất có thể.
Trong khi Indonesia đang nghĩ tới chức vô địch lần đầu tiên, HLV Hữu Thắng và VFF lại đang “mổ xẻ” thất bại. Thiết nghĩ chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn hơn, có trách nhiệm hơn để bóng đá Việt Nam tiến bộ trong tương lai. Đó không thể là những phát ngôn ẩn ý mình giỏi, và pha chút “thách thức” kiểu: “nếu ai đó giỏi hơn, tôi sẽ nhường ghế” trong khi thực tế ĐT Việt Nam không thể gọi là đã giỏi dù có đôi chút tiến bộ.