Bồ Đào Nha và bánh xe lịch sử 12 năm
Thể thao - Ngày đăng : 11:23, 13/07/2016
Ngược dòng thời gian trở về năm 1980, nhiều người coi thất bại tại chung kết của Bỉ trước Tây Đức khá bất ngờ. Được đánh giá là ứng viên sáng giá nhất cho chức vô địch, “Quỷ đỏ” đã vượt qua nhiều đội bóng đáng gờm của châu lục với các miếng đánh sáng tạo. Tuy nhiên, tuyển Bỉ bất ngờ bị đánh bại trước cửa thiên đường một cách tức tưởi bởi lối đá xấu xí của người Đức.
Luis Figo chúc mừng “hậu bối” đã phần nào “rửa” được nỗi buồn năm 2004. (ảnh: Getty)
Đến năm 1992, Đan Mạch tham dự giải đấu lớn nhất lục địa già với vai trò “người đóng thế” Nam Tư. Nhưng đội bóng Bắc u đã tạo nên cơn “chấn động” thế giới. Thuyền trưởng Nielsen áp dụng thành công triết lý phòng thủ triệt để khiến đối phương rất khó tiếp cận khung thành đội nhà.
Trận ra quân Đan Mạch hòa Anh, để rồi trận đấu quyết định tại vòng loại xuất sắc đánh bại Pháp, để ghi tên mình vào vòng trong. Tại bán kết, Đan Mạch đả bại nhà đương kim vô địch Hà Lan trên chấm luân lưu, sau khi hòa nhau 120 phút thi đấu. Đan Mạch đi đến trận đấu cuối cùng theo một kịch bản ít ai ngờ tới.
Cơn địa chấn thực sự xảy đến trong trận chung kết, khi Đan Mạch vốn bị coi là “chiếu dưới” đã đánh bại đối thủ “khổng lồ” Đức. Tuyển Đức khi đó đang là nhà đương kim vô địch thế giới và giữ 2 chức vô địch châu lục, đã bị một đội bóng không ngôi sao đánh bại với tỷ số 2-0. Người hâm mộ trên toàn thế giới thực sự “sốc” với việc một đội bóng “nhỏ bé” đã làm được.
Bóng đá thế giới sẽ phải nhắc đến Euro 2004, với tuyển Hy Lạp, đội bóng của đất nước các vị thần. Mang trong mình sẵn tâm thế kẻ yếu vì đội bóng không sở hữu ngôi sao nào đáng giá, họ chọn cách chơi phòng ngự chủ động. Hy Lạp tạo “địa chấn” đầu tiên khi ra quân đánh bại chủ nhà Bồ Đào Nha. Sau đó Hy Lạp vượt qua hàng loạt cái tên “máu mặt” khác chỉ với lối đá phòng ngự số đông chờ cơ hội “phản đòn”.
Chiếc máy bay chở tuyển Bồ Đào Nha về nước được chào đón đặc biệt. (ảnh: Getty)
Bất ngờ ghi tên mình vào thi đấu trận chung kết, Hy Lạp đã cho thế giới bóng đá thấy sự lợi hại của lối chơi phòng ngự. Một lần nữa những cầu thủ tấn công hàng đầu thế giới trong đội hình Bồ Đào Nha lúc đó lại gục ngã. Luis Figo, Ronaldo và các ngôi sao khác trong đội hình đã nếm trải vị đắng của thất bại nặng nề trên chính quê hương mình.
Không thể phủ nhận bóng đá Châu Âu có những “chu kỳ” chứng kiến sự sa sút của các “ông lớn”. Đồng thời, cứ 12 năm trôi qua lại có một đội bóng chơi chủ động phòng ngự lên ngôi Euro. Liệu 12 năm sau bóng đá lục địa già có tiếp tục tái diễn kịch bản như các chu kỳ trước?
Với Bồ Đào Nha, họ đã ghi tên mình vào bánh xe lịch sử 12 năm lặp lại một lần.