Sử dụng âm nhạc để đánh thức bạn tốt hơn là đồng hồ báo thức

Sức khỏe - Ngày đăng : 22:38, 25/02/2020

Theo báo cáo một nghiên cứu của Úc xuất bản vào cuối tháng một năm 2020, lựa chọn chuông báo thức có thể tác động đến mức độ tỉnh táo của bạn ngay sau khi thức dậy.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) - những người có nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One đã tìm hiểu về ảnh hưởng của các loại chuông báo thức khác nhau và cách chúng giúp xua tan cảm giác lảo đảo khi thức dậy.

Hiện tượng “quán tính giấc ngủ”, như tên gọi của nó là một trạng thái chuyển đổi không hoàn toàn sang trạng thái tỉnh táo và có thể dẫn tới cảm giác lảo đảo có thể kéo dài tận 4 giờ sau khi rời khỏi giường.

Sử dụng âm nhạc để đánh thức bạn tốt hơn là đồng hồ báo thức

Sử dụng sai âm thanh báo thức có thể ảnh hưởng tới sự tỉnh táo của bạn lên đến 4 tiếng sau khi tỉnh giấc. - AFP.

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu quyết định dùng âm thanh hay âm nhạc làm chuông báo thức có thể làm giảm tình trạng này.

Người chỉ đạo nghiên cứu Stuart McFarlane chỉ ra rằng: “Nếu bạn không được đánh thức đúng cách, hiệu suất công việc sẽ giảm trong thời gian lên đến 4 giờ và việc này có thể dẫn đến tai nạn.”

Nghiên cứu bao gồm 50 người tham gia thí nghiệm được đặc biệt thiết kế để tiến hành tại nhà.

Nguyên tắc bao gồm ghi lại loại âm thanh họ sử dụng để đánh thức bản thân, sau đó đánh giá mức độ tỉnh táo của họ bằng những câu hỏi cụ thể liên quan đến hiện tượng quán tính giấc ngủ.

Kết quả cho thấy rằng những người dùng âm nhạc làm chuông báo thức có mức độ tỉnh táo cao hơn những người chọn âm thanh phát ra tiếng “bíp bíp”.
Theo McFarlane nhận xét: “Bạn có thể cho rằng chuông báo thức phát ra tiếng “bíp bíp” làm tăng sự tỉnh táo nhưng dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng âm nhạc du dương có thể là một yếu tố chính. Điều này là không thể ngờ tới.”

Cộng tác viên nghiên cứu Adrian Dyer: “Chúng tôi nghĩ rằng một tiếng “bíp bíp” có thể tác dụng gây gián đoạn hoặc nhầm lẫn hoạt động não bộ khi chúng ta thức dậy. Trong khi đó, âm thanh bài hát Vibrations của The Beach Boys hoặc Close to Me của The Cure có thể giúp chúng ta chuyển sang trạng thái thức giấc bằng một cách hiệu quả hơn.”

Mặc dù nghiên cứu sâu hơn về một ví dụ lớn hơn có thể cần thiết để hỗ trợ lí thuyết này, những phát hiện của nghiên cứu này nhấn mạnh lợi ích tiềm tàng của việc thức dậy với âm nhạc trong cuộc chiến chống lại hiệu ứng quán tính giấc ngủ.

McFarlane chỉ ra rằng: “Đây là điều vô cùng quan trọng với những người phải làm việc nguy hiểm sau khi thức dậy như lính cứu hỏa hay phi công. Nhưng đối với bất cứ người nào cũng cần phải cảnh giác, chẳng hạn như ai đó lái xe đến bệnh viện trong một tình huống khẩn cấp.”
 

Thảo Vân (The Star)