Gặp “vua biệt dược” chữa bệnh ung thư ở miền Tây Thanh Hóa.

Sức khỏe - Ngày đăng : 09:35, 22/06/2018

Những bài thuốc lá nam gia truyền của lương y Lang Thị Quynh đang được nhiều người biết đến, tìm hiểu, bởi sự kỳ diệu, giành lại sự sống cho không ít bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Bài 2: Những bài thuốc khắc tinh của ung thư

Trước ngày gặp “vua biệt dược” chữa bệnh ung thư ở miền Tây Thanh Hóa, tôi lần đường tìm đến những sơn thôn xa xôi hẻo lánh, gặp nhiều người may mắn thoát qua kiếp nạn tử thần gõ cửa. Hằn in trong tôi là những nụ cười, niềm vui chiến thắng bệnh tật của họ và tài năng, cái tâm trong sáng của lương y Lang Thị Quynh.

Niềm vui trở lại

Chỉ non 10 cây số từ thị trấn Cành Nàng, nhưng chúng tôi phải mất gần một giờ đồng hồ đánh vật trên con đường đất đầy rẫy ổ voi, ổ gà để đến nhà ông Trương Văn Chính, thôn Thiết Giang, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước (Thanh Hóa). Mặt trời đứng bóng, gặp một người đàn ông trạc 50, đầu trần chân đất, thoăn thoắt đôi tay phơi những bó củi, không ai trong chúng tôi dám chắc đã tìm đúng nhà bệnh nhân ung thư ổ bụng.

Gặp “vua biệt dược” chữa bệnh ung thư ở miền Tây Thanh Hóa.

Dù tuổi đã cao, lương y Lang Thị Quynh vẫn cùng con gái Hoàng Thị Chon vào rừng hái thuốc.

Nhưng rồi những mệt nhọc, nghi ngờ của chúng tôi cũng bị xua đi bởi nụ cười giòn tan trong mái nhà sàn đơn sơ của gia đình người dân tộc Mường này.

Ông Chính kể lại: “Cuối năm 2017, thấy đau bụng râm ran, đầy hơi, khó chịu, uống nhiều thuốc tây mà không khỏi, tôi xuống Bệnh viện Đa khoa huyện Bá Thước khám bệnh. Bác sỹ kết luận có khối u ở ổ bụng, nên tôi tiếp tục xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, rồi ra Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội khám bệnh. Các bác sỹ ở Hà Nội kết luận tôi bị ung thư ổ bụng, rồi khuyên tôi truyền hóa chất”.

“Tôi nghĩ, bao nhiêu người ở làng bị ung thư đã truyền hóa chất mà có sống được đâu. Người cầm cự lâu hơn thì chỉ được 3 tháng. Kinh tế gia đình lại khó khăn, lấy đâu tiền để điều trị, tôi quyết định xin bác sỹ để về quê sống được ngày nào thì sống, đỡ tốn kém cho vợ con” - ông Chính bi quan kể lại.

Gặp “vua biệt dược” chữa bệnh ung thư ở miền Tây Thanh Hóa.

Ông Trương Văn Chính ở thôn Thiết Giang, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước (Thanh Hóa).

Ngày ấy bụng ông Chính sưng lên như bụng của một người phụ nữ mang thai. Ông còm nhom, hốc hác bởi những cơn đau cứ liên tiếp đè xuống.

Không cầm lòng nhìn bố quằn quại, đánh vật với những cơn đau, anh Trương Văn Quang (con trai ông Chính) đã tìm hiểu trên mạng Internet, biết và tìm đến nhà Lương y Lang Thị Quynh ở khu 2, thị trấn Thường Xuân lấy thuốc. Thế rồi may mắn đã gõ cửa ngôi nhà sàn ở xóm núi này.

Ông Chính kể tiếp: “Qua 1 ấm thuốc đầu tiên, thấy đau hơn, tôi nghĩ chẳng còn hy vọng gì nữa. Gọi điện thoại hỏi lương y Lang Thị Quynh mới biết đó là dấu hiệu tác dụng thuốc, tôi kiên trì uống. Đến giờ tôi không còn đau nữa, ăn được, ngủ được, tăng được 4kg”.

Biết được hoàn cảnh gia đình khó khăn, lương y Lang Thị Quynh đã hỗ trợ toàn bộ tiền thuốc cho ông Chính. Giờ đây, bệnh tình đã thuyên giảm, ông Chính và con trai ông vẫn thay nhau vượt chặng đường hơn 50 cây số để đến nhà lương y Lang Thị Quynh. Ông nghĩ, trong lúc còn khó khăn, đó là cách thể hiện lòng biết ơn với người đã cứu sống mình.

Lúc chia tay về phố thị, cô con gái của lương y Lang Thị Quynh là Hoàng Thị Chon còn gửi tặng ông Chính thêm 5 ấm thuốc được bọc cẩn thận trong túi với những lời dặn dò ân cần, tỉ mẩn. Tôi nhìn thấy trong đôi mắt người đàn ông này ngân ngấn nước và một nụ cười tươi như tin chắc ở tương lai.

Gặp “vua biệt dược” chữa bệnh ung thư ở miền Tây Thanh Hóa.

Ông Trương Hữu Thuận đã qua cơn nguy kịch nhờ những bài thuốc lá nam của lương y Lang Thị Quynh.

10 ấm thuốc chống lại ung thư di căn

Hiếu kỳ về những bài thuốc lá nam gia truyền của lương y Lang Thị Quynh khiến tôi vượt thêm non trăm cây số tìm đến nhà ông Trương Hữu Thuận (50 tuổi) ở thôn Vân Hòa, xã Cát Vân, huyện Như Xuân (Thanh Hóa). Hơn 2 năm trước, ông Thuận được bác sỹ kết luận ung thư lưỡi đã di căn dạ dày.

Lúc tôi đến, trong căn nhà cấp 4 dưới chân đồi, ông Thuận lanh lợi, nói cười rôm rả như chưa từng có những ngày tháng vật lộn chống lại căn bệnh ung thư. Ông kể: Khoảng tháng 3/2016, ông thấy lưỡi của mình bị xưng, đau rất khó chịu, nên được con cái đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Như Xuân khám. Những tưởng bệnh thông thường, nào ngờ bác sỹ phải chuyển tuyến đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, rồi ông lại phải ra tận Bệnh viện K1 Trung ương để xét nghiệm. Phải đi nhiều bệnh viện, dù con cái giấu bệnh, nhưng ông đã chắc chuyện chẳng lành. Lúc gào lên: “Bố sắp chết phải cho bố biết chứ, ai chẳng phải chết. Bố biết còn chuẩn bị chứ”, cũng là khi ông được xem phiếu kết quả của bệnh viện rằng mình bị ung thư lưỡi. Ông kiên trì vượt qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ gần nửa phần lưỡi ở Bệnh viện K3 rồi trở lại quê nhà.

Gặp “vua biệt dược” chữa bệnh ung thư ở miền Tây Thanh Hóa.

Sổ khám chữa bệnh của ông Trương Hữu Thuận ở Bệnh viện K.

Tưởng cơn bạo bệnh đã hết, ông vui vẻ sáng chiều bên con cháu, với những vườn keo, vườn cao su trên đồi trong tiếng nói cười rôm rả. Nhưng niềm vui ấy chẳng tày gang, gần 1 năm sau, bệnh lại tái phát, một cục hạch to như cái chén uống nước mọc lên dưới hàm trái khiến ông vật vã đau đớn. Tháng 4/2017, ông cùng vợ con phải khăn gói ra Hà Nội, trở lại Bệnh viện K3. Ở đây bác sỹ kết luận bệnh ung thư của ông đã di căn và được phẫu thuật lần thứ 2.

Tháng 5/2017, sau 1 tháng bồi bổ sức khỏe, ông có mặt ở Bệnh viện K3 theo hẹn để xạ trị. Tại đây, ông được kiểm tra mức độ bệnh thì phát hiện, hạch ung thư đã di căn xuống dạ dày, đồng nghĩa phải phẫu thuật lần nữa.

“Tôi nghĩ, bệnh ung thư đã hai lần đụng dao kéo, sức khỏe tôi đã suy kiệt. Nhà lại nghèo, sau 2 lần đi Hà Nội chữa bệnh kinh tế đã kiệt quệ lắm rồi, phẫu thuật thêm lẫn nữa không biết có sống nổi không, rồi thêm khổ con cái. Tôi quyết định xin bệnh viện ra về để sống những ngày tháng cuối đời tại quê nhà” - giọng ông Thuận buồn rầu.

Gặp “vua biệt dược” chữa bệnh ung thư ở miền Tây Thanh Hóa.

Chị Nguyễn Thị Ngà chiến thắng bệnh ung thư tử cung giai đoạn 3 nhờ lương y Lang Thị Quynh.

Ngày ấy, ai cũng nghĩ căn bệnh ung thư quái ác kia sẽ là dấu chấm hết cuộc đời người đàn ông dân tộc Thổ này. Nhưng rồi, trong lúc cả gia đình chuẩn bị lo hậu sự, thì ông được giới thiệu và đến thị trấn Thường Xuân tìm gặp lương y Lang Thị Quynh lấy thuốc. Những cơn đau của ông cũng giảm từ ngày ấy.

Ông khoe: “Cơ địa tôi hợp thuốc của lương y Quynh. Chỉ 10 ấm đầu tiên tôi thấy trong người dễ chịu hơn, bụng không thấy đau nữa. Kiên trì uống, đắp, ngậm thuốc cho đến giờ, tôi không còn cảm giác có bệnh. Tôi tăng được hơn 5kg kể từ ngày trở về từ Bệnh viện K3 Hà Nội”.

Tôi cảm nhận rõ niềm vui mừng, hứng khởi, yêu đời xem lẫn trong giọng nói hơi ngọng của ông Thuận. Bởi hơn nhiều người, từng đi qua nỗi đau, sự tuyệt vọng, phải chống chọi và dành giật sự sống từ lưỡi hái tử thần nên cuộc sống giờ đây với ông trở nên vô cùng quý giá.

“Biệt dược” đánh bại bệnh ung thư tử cung

Dù đã gần 3 năm trôi qua, nhưng chị Nguyễn Thị Ngà ở khu 4, xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ vẫn không cầm được nước mắt khi kể về những tháng ngày bị căn bệnh ung thư hành hạ. Chị vẫn giữ khư khư tờ giấy kết luận của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) rằng chị bị ung thư tử cung giai đoạn 3 bên mình.

Ngày ấy khi biết bệnh, chị hoang mang suy sụp, phía trước là cả một bầu trời u ám không lối thoát. Mặc dù đã được bác sỹ phẫu thuật cắt bỏ khối u rồi chuyền hóa chất, nhưng bệnh không tiến triển là bao, chị ngày một xanh xao, vàng vọt bởi những cơn đau cứ liên tiếp giáng xuống thân hình gầy mòn.

Gặp “vua biệt dược” chữa bệnh ung thư ở miền Tây Thanh Hóa.

Giấy kết luận bệnh của chị Nguyễn Thị Ngà ở Bệnh viện Bạch Mai.

Trong lúc gia đình chuẩn bị lo hậu sự thì chị biết được tin về bài thuốc nam gia truyền của lương y Lang Thị Quynh qua những bài báo trên mạng Internet. Nhà neo người, chị gượng gạo nhờ người vào Thanh Hóa tìm lương y Lang Thị Quynh mang theo tất cả giấy tờ về bệnh tật, cùng niềm hy vọng trở về từ cõi chết.

Một vài ấm thuốc ban đầu bệnh có dấu hiện giảm, dần dà chị ăn được cơm và ngủ ngon giấc, không bị hành hạ bởi những cơn đau từ căn bệnh ung thư quái ác. Rồi chị được hồi sinh như một phép màu. Đến nay không ai nghĩ chị mắc bệnh ung thư, bởi người chị hoạt bát, nhanh nhẹn, ngày thường vẫn làm việc ruộng vườn.

Chị Ngà tâm sự: "Thuốc nam của bà Quynh cứ như thuốc tiên vậy. Bà Quynh là người đã thêm một lần nữa sinh ra tôi ở cõi đời này”.

Lương y Lang Thị Quynh đã được Sở Y tế Thanh Hóa cấp Chứng chỉ Hành nghề y và được cấp phép thành lập Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh.

Bạn đọc quan tâm có thể gọi theo số máy của lương y Lang Thị Quynh: 02378 678 333

 

Thành Phan