Gặp bệnh nhân ung thư thoát án tử nhờ bài thuốc nam gia truyền bà Quynh
Sức khỏe - Ngày đăng : 09:02, 27/10/2017
Quả thực, rất nhiều người quen biết, đọc Báo Công lý rồi điện thoại cho tôi hỏi: “Sao nhà báo nói sẽ tiếp tục khăn gói vào Nam tìm gặp những bệnh nhân ưng thư được bà Quynh chữa khỏi bằng thuốc lá nam, mà chờ lâu quá”! Đó là chuyện xoay quanh bài báo “Bí ẩn bài thuốc nam gia truyền bà Quynh chữa bệnh ung thư” đăng trên Báo điện tử Công lý lúc 8h5 ngày 25/8/2017. Nghề báo cứ như con thoi quăng quật giữa những thông tin, sự kiện, suýt chút nữa tôi đã bỏ quên đi một dự định có ích.
Ông trưởng phòng thoát bệnh ung thư phổi
Chợp một giấc ngủ trên đoàn tàu hỏa, trước mắt tôi đã là miền quê núi Ấn - sông Trà Quảng Ngãi nắng ấm, khác với tiết trời se lạnh ngoài Bắc. Nơi đây nổi tiếng với những cá bống sông Trà, kẹo Gương đậu phụng, chim mía... trong phảng phất hương thơm quế Trà Bồng.
Nói chuyện với tôi là một người đàn ông thân hình rắn chắc và chân tình trong chất giọng của người Quảng Ngãi, ông Lê Tài (62 tuổi) ở khu phố 3, thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức. Ông Tài nguyên là Trưởng phòng Công Thương huyện Mộ Đức (nay là phòng Kinh tế - Hạ Tầng), rồi làm Giám đốc Công ty CP Điện huyện Mộ Đức cho đến tuổi nghỉ hưu. Nhìn vào thân hình và cách nói chuyện hóm hỉnh, lạc quan ấy, không ai nghĩ ông Tài đã từng mắc căn bệnh ung thư quái ác. Ông nói: “Bệnh ung thư không trừ một ai cả. Cứ như ông trời gọi ai thì người ấy phải dạ. Cũng may tôi biết được thuốc nam bà Quynh ở Thanh Hóa”.
Lương y Lang Thị Quynh trong lần vào thăm ông Lê Tài (Ảnh H.C)
Ông Tài kể, cuối năm 2015, ông khó thở, ho liên tục, sức khỏe giảm sút, thân hình gầy gò. Ông cẩn thận vào tận Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) để khám và được phát hiện bị ung thư phổi. Các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u, rồi cho ông về nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe hẹn ngày vào xạ trị. Về Mộ Đức không lâu ông lại ho liên tục, tức ngực, khó thở nên phải điều trị cấp cứu dài ngày tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.
Hành trình chống lại tử thần của vị nguyên trưởng phòng này bắt đầu lóe sáng khi ông đọc được tờ báo cũ viết về sự kỳ diệu của những bài thuốc lá nam của Lương Y Lang Thị Quynh ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Kết luận của Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh về bệnh của ông Lê Tài.
Ông nói: “Thuốc cứ như có phép tiên ấy. Mới uống khoảng 3 ấm đầu tiên, những cơn ho đã dịu hẳn, tôi ăn, ngủ được. Hy vọng sống sót được thắp lên, tôi cứ kiên trì uống những ấm thuốc từ rừng của bà Quynh những tháng sau đó và bệnh giảm hẳn. Giữa tháng 6/2016, tôi vào Bệnh viện Chợ Rẫy khám lại thì các bác sỹ nói bệnh của tôi đã giảm hẳn. Bác sỹ bất ngờ và thắc mắc, hỏi thuốc của tôi uống. Theo hẹn của bác sỹ, đầu năm 2017 tôi cũng vào khám lại, bác sỹ nói bệnh đã khỏi”.
Kể đến đây ông mừng rỡ khoe khoang: “Cách đây 2 tháng, bà Quynh đã vào tận nhà để thăm tôi. Tôi cảm kích lắm, được bà Quynh chữa cho khỏi bệnh hiểm nghèo, ơn huệ chưa trả lại còn được bà vào thăm”.
Người cựu binh chiến thắng ung thư vòm họng?
Rời Quảng Ngãi, xuyên qua những rừng cao su bạt ngàn, tôi đến Tây Nguyên đầy nắng gió, nơi mà năm 2004, hàng nghìn hộ dân ở các xã Xuân Mỹ, Xuân Liên, Xuân Khao của huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nghe theo tiếng gọi của Đảng, rời bỏ quê hương, thôn làng, nhường đất để Nhà nước xây dựng công trình Hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đặt. Nằm bên con đường chính của thôn Lầu Nàng, xã I - A - Lốp, huyện, E - A - Súp, tỉnh Đắk Lắk, nhà ông Vi Văn Panh (58 tuổi), nguyên là Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã, quê gốc ở Thường Xuân Thanh Hóa khá rộng rãi với một quán sửa chữa tivi, đồ điện tử cho người dân trong thôn. Ở đây, gần như mọi người đều biết ông Panh đã từng bị ung thư vòm họng.
Ông Vi Văn Panh vẫn khỏe mạnh làm việc đời thường.
Ông Panh kể: Tháng 11/2009, ông còn làm cán bộ Kế toán xã I - A - Lốp, thấy nuốt vướng nghẹn, khó chịu trong cổ họng mới đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Ông được các bác sỹ cho biết là mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu và được giới thiệu về Bệnh viện Tai - Mũi - Họng TP Hồ Chí Minh điều trị. Biết được bệnh tình, ông và cả gia đình vô cùng hoang mang, lo lắng, rồi vay tiền chạy chữa. Tại TP Hồ Chí Minh, tôi được điều trị 2 tháng ở Bệnh viện Tai Mũi Họng và nạo khối u vòm họng ở Bệnh viện Ung Bướu. Nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Bệnh mỗi ngày một đau thêm, ông bị khàn giọng, nhiều ngày không nói ra tiếng.
Kể đến đây, mắt ông như sáng hẳn: “Nghe ở quê cũ (Thường Xuân, Thanh Hóa - PV) có thuốc nam bà Quynh, tôi cố gắng tìm về lấy thuốc. Quả nhiên, mới chỉ ấm thuốc đầu tiên uống buổi sáng, buổi chiều tôi thấy cơn đau giảm đi. Mấy ngày sau đó kiên trì uống thuốc, khối u nhỏ lại, tôi nói được ra tiếng. Cứ thế tôi uống thuốc nam bà Quynh trong hơn 2 tháng, sau đó đi khám lại tại Bệnh viện Tai - Mũi - Họng TP Hồ Chí Minh được các bác sỹ cho biết, khối u đã mất. Tôi mừng rỡ vô cùng. May mắn cho tôi và gia đình”.
Và những phụ nữ mắc bệnh ung thư tử cung
Càng đi, tôi càng cảm nhận sự kỳ diệu như mơ của những bài thuốc lá nam ở rừng do Lương y Lang Thị Quynh tự tay hái, sao rồi bốc cho những người bệnh. Tôi như có động lực, với những mong mang đến cho người không may mắn đang mắc bệnh hiểm nghèo có thêm niềm tin, cơ hội chiến thắng bệnh tật.
Xứ dừa Bến Tre xanh ngắt một màu, nơi có con sông Tiền uốn lượn muôn đời chảy mãi, bồi lắng phù sa cho ruộng đồng trù phú. Con đường lớn dẫn từ TP Bến Tre về huyện Thạnh Phú dài hơn 40 cây số như ngắn bởi tôi được giới thiệu về bà Nguyễn Thị Sành ở ấp Thạnh Hòa, thị trấn Thạnh Phú là bệnh nhân ung thư nhưng may mắn gặp phép màu.
Bà Nguyễn Thị Sành ở thị trấn Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Bà Sành đã 89 tuổi nhưng minh mẫn, hoạt bát, ngày thường vẫn luôn tay với công việc ruộng, vườn. Người dân trong ấp Thạnh Hòa vẫn truyền tai nhau câu chuyện về bà đã chiến thắng bệnh ung thư như một phép màu. Đó là chuyện của hơn 1 năm trước, khi bà bị đau ở vùng bụng dưới, trướng bụng, xuất huyết âm đạo. Khi đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre thì phát hiện bệnh ung thư tử cung giai đoạn cuối.
Bà nói chuyện chậm rãi, người cháu ngoại là Nguyễn Thị Hồng Cẩm nhanh nhẹn nói thay. Chị Cẩm là dược sỹ, có một hiệu thuốc Tây ở TP Bến Tre, trông vui tính, hòa đồng và mến khách. Chị kể: “Khi biết bệnh, người bà gầy nhom, không đủ sức khỏe để xạ trị hay phẫu thuật, nên gia đình tôi phải tìm đến các bài thuốc lá nam với hy vọng còn nước còn tát. Qua tìm hiểu trên mạng internet qua các bài báo, gia đình biết đến thuốc nam Bà Quynh ở Thanh Hóa, rồi gọi điện lấy thuốc cho bà uống”.
“Thuốc nam của bà Quynh tác dụng rất nhanh như thuốc tiên vậy đó. Uống khoảng 3 ấm đầu, bà không còn bị những cơn đau hành hạ nữa, bụng không còn trướng, bà ăn được, ngủ được. Dần rà, ngoại khỏi bệnh đến giờ” - chị Nguyễn Thị Hồng Cẩm cho biết.
Nói về những người may mắn khỏi bệnh ung thư tử cung nhờ những bài thuốc lá nam gia truyền của Lương y Lang Thị Quynh tôi đã gặp còn có đến 2 người ở Thanh Hóa, gồm: chị Chu Thị Tuyết ở xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, bà Nguyễn Thị Loan ở phường Lam Sơn, TX Bỉm Sơn; và chị Nguyễn Thị Ngà ở khu 4, xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Tất cả họ đều khẳng định, thuốc lá nam gia truyền của Lương y Lang Thị Quynh ở Thanh Hóa chữa khỏi bệnh cho họ.
Lương y Lang Thị Quynh vẫn ngày thường bốc thuốc cứu chữa cho người bệnh.
Trở lại khu phố 2, thị trấn Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, nhà Lương y Lang Thị Quynh vẫn ngào ngạt hương thơm của những vị thuốc ở rừng. Dù tuổi đã cao nhưng vị lương y có nước da hồng hào vẫn miệt mài, bận bịu với những người bệnh. Tôi hỏi bà: Còn bao nhiêu bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã được bà chữa khỏi? Bà cười, rồi lơ lớ tiếng Kinh: “Bà không nhớ hết được”.
Lương y Lang Thị Quynh đã được Sở Y tế Thanh Hóa cấp Chứng chỉ Hành nghề y và được cấp phép thành lập Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh. Bạn đọc quan tâm có thể gọi theo số máy của Lương y Lang Thị Quynh: 02378 678 333 |