Quét não chẩn đoán tự kỷ ở trẻ từ 6 tháng tuổi

Sức khỏe - Ngày đăng : 14:23, 09/06/2017

Các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp quét não để dự đoán chính xác xem trẻ sơ sinh có phát triển chứng tự kỷ hay không.

Nghiên cứu được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học tại Đại học North Carolina.

Các nhà khoa học đã scan sọ não của 106 trẻ có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ. Những đứa trẻ này trong độ tuổi lần lượt là 6 tháng, 12 tháng, và 24 tháng tuổi.

Trong nghiên cứu, các em bé được đặt trong một máy MRI và quét khoảng 15 phút để xem hoạt động thần kinh trên 230 vùng não khác nhau.

Quét não chẩn đoán tự kỷ ở trẻ từ 6 tháng tuổi

Trẻ tự kỷ có diện tích bề mặt và khối lượng não lớn hơn bình thường.

Trong số đó có 15 em bé được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi 24 tháng tuổi. Họ sử dụng máy chụp cộng hưởng từ MRI và phát hiện ra rằng thể tích não của những đứa trẻ trong giai đoạn 12 đến 24 tháng tuổi có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, vượt qua những em bé bình thường khác. Khi não bộ tăng trưởng với tốc độ nhanh, các triệu chứng hành vi của chứng tự kỷ cũng bắt đầu xuất hiện.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng trong số các bé 6-12 tháng tuổi trước khi xuất hiện triệu chứng của bệnh tự kỷ, vỏ não quá to. Sau đó chúng đã được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ.

Điều này có thể chứng minh scan sọ não có thể giúp chẩn đoán sớm chứng tự kỷ? Nhóm nghiên cứu đã tiếp tục tính toán dựa trên thông tin hình ảnh chụp MRI để xác minh xem có thể chẩn đoán chứng tự kỷ của những em bé hơn 2 tuổi, trong thời gian chúng mới 6-12 tháng tuổi. Kết quả cho thấy thuật toán này có thể dự đoán chính xác 30 trong số 37 em bé mắc chứng tự kỷ (tỷ lệ chính xác 81%, độ nhạy là 88%).

Với những thông tin này, họ có thể đoán được những đứa trẻ có những bất thường nhất định trong các kết nối não, khiến chúng có nguy cơ cao bị chứng tự kỷ trước khi lên 2 tuổi.

Nhà nghiên cứu Joseph Piven, thuộc đại học Carolina, cho biết: “Từ những năm đầu đời của trẻ, chúng ta thấy sự khác biệt trên bề mặt não bộ, hé lộ nguy cơ hay không ở những trẻ có liên kết truyền thống với chứng bệnh tự kỷ (có người thân bị mắc chứng tự kỷ). Điều này sẽ giúp chúng ta nhận biết được trẻ nào có nguy cơ cao bị mắc chứng bệnh này hay không, rất sớm trước khi trẻ có những biểu hiện bệnh”.

Tuy nhiên, công nghệ này hiện chỉ phù hợp ở trẻ có nguy cơ cao mắc chứng tự kỷ, chứ không phải cho trẻ sơ sinh bình thường khác, Pivennói.

Nghiên cứu này được xuất bản trên tờ Science translational medicine.

Sơn Anh (Theo DailyMail)