Những bài thuốc dân gian chữa viêm phổi cho trẻ cực dễ làm
Sức khỏe - Ngày đăng : 15:57, 09/12/2016
Viêm phổi - căn bệnh không thể xem nhẹ
Hiện nay, thời tiết đang ở thời điểm giao mùa, có nhiều chuyển biến phức tạp nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị viêm phổi nhưng không được phát hiện kịp thời dẫn đến nặng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.
Trung bình, mỗi năm có 1,1 triệu trẻ em trên toàn thế giới tử vong vì bệnh viêm phổi. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất đối với trẻ dưới 5 tuổi. Tại nước ta, mỗi năm số ca mắc bệnh viêm phổi được ghi nhận qua những lần thăm khám tại bệnh viện là 2,9 triệu trẻ, cao thứ 9 trên thế giới. Tỷ lệ trẻ tử vong do viên phổi ở nước ta cũng chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân.
Trẻ em có tỉ lệ mắc và bị bệnh viêm phổi nặng hơn các đối tượng khác
Sỡ dĩ, trẻ em có tỉ lệ mắc và bị năng hơn so với các đối tượng khác vì các cơ quan chức năng cơ thể của trẻ đều rất non nớt và chưa hoàn thiện. Do đó, trẻ dễ dàng bị những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Khi trẻ lớn hơn, cơ quan hô hấp phát triển nhanh và hoàn thiện dần nên tỉ lệ bị viêm phổi cũng giảm hẳn, các biến chứng nặng nề cũng ít gặp hơn.
Khi chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cần phải chú ý cẩn thận với tất cả dấu hiệu bất thường ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời. Nhiều người quan niệm rằng, trẻ em là người lớn thu nhỏ nên khi trẻ bị bệnh luôn chuẩn bị thuốc kháng sinh cho uống. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo các phụ huynh không nên tự ý tùy tiện mua và sử dụng bất cứ một loại thuốc gì khi trẻ chưa được thầy thuốc khám bệnh, kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc một cách rõ ràng, cụ thể nhằm đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
Những bài thuốc chữa viêm phổi có tại nhà
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa viêm phổi hiệu quả bằng những cây thuốc có trong nhà vườn, khu bếp gia đình.
Cao tỏi : Chuẩn bị khoảng 600g tỏi, mật ong 900 g. Sau đó băm nhuyễn tỏi cùng mật ong và đem ninh thành cao. Mỗi ngày cho trẻ dùng 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh.
Nước củ cải, mật ong: Lấy khoảng 500g củ cải, 50g mật ong. Tiếp đến, đem giã nát củ cải, vắt lấy nước và trộn với mật ong. Mỗi ngày cho trẻ dùng 2 lần.
Ô mai ngâm đường: Ô mai tươi rửa sạch, dội qua nước lạnh, để ráo. Sau đó đặt trong lọ miệng rộng và cứ một lớp ô mai rải lên một lớp đường trắng cho đến khi lọ đây thì dừng. Tiếp đến đậy khí, để nơi râm mát và khi đường trắng trong lọ tan thành nước đường thì lấy ra dùng. Cho trẻ dùng trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ mỗi lần 3 qua ô mai. Đồng thời, kiêng cho trẻ dùng thức ăn lạnh, chua cay.
Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh
Gừng già: Trên thực nghiệm, hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Gừng tươi được dùng để chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Gừng khô chữa ho suyễn, viêm phế quản, làm thuốc chống cảm lạnh, nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sỗ mũi. Mỗi ngày có thể dùng 4-8g dạng thuốc sắc.
Tía tô: Hoạt chất luteolin có trong lá tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Lá tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm, điều trị viêm phế quản ở trẻ. Theo đó, mỗi ngày dùng 3-10g sắc lấy nước để uống.
Ngoài việc không tự ý mua thuốc cho con, các bậc cha mẹ cần chăm sóc, theo dõi tình hình và đảm bảo chế độ ăn uống, cung cấp đủ nước cho trẻ. Bên cạnh đó, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, khói xe hơi, thời tiết lạnh hoặc tiếp xúc với hóa chất. Bạn nên giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh và xây dựng môi trường xung quanh trẻ thật trong lành.