Đề phòng bệnh thường gặp cho trẻ khi giao mùa

Sức khỏe - Ngày đăng : 00:14, 23/11/2016

Mỗi khi giao mùa, thời tiết thay đổi làm cho cơ thể con người nếu thích nghi không kịp sẽ có những phản ứng ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Trẻ em thường mắc các bênh về da, hô hấp hoặc nhiễm khuẩn bởi sức đề kháng non yếu, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Do đó, hãy chăm sóc và đề phòng các bệnh thường gặp và có phương hướng điều trị kịp thời, giúp trẻ nhanh khỏe và tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

1. Viêm phế quản ở trẻ.

Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phế quản khi thời tiết thay đổi, giao mùa, tiếp xúc mầm bệnh từ cộng đồng, các đồ vật, đồ chơi trẻ em, môi trường không được vệ sinh khiến vi rút xâm nhập đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm phế quản.

Khi trẻ có biểu hiện ho, ho có đờm vàng, trắng, xanh lá chảy nước mũi trong, sưng họng, bỏ ăn sốt vừa hoặc cao, khó thở hay có cảm giác thắt ngực đau dưới xương ức hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bé bị viêm phế quản và đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa… 

Đề phòng bệnh thường gặp cho trẻ khi giao mùa

Trẻ dễ mắc bệnh vào thời điểm giao mùa

2. Viêm đường hô hấp

Giao mùa là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi hít thở nơi có nguồn bênh đây ra bệnh viên đường hô hấp.

Viêm đường hô hấp trên: thường là viêm mũi - họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Bệnh này thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn, quấy khóc.  

Viêm đường hô hấp dưới: thường gặp ở dạng viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi.

Một số dấu hiệu thường gặp như: khó thở, cách mũi phập phồng, thở nhanh và trẻ sơ sinh hoặc đang bú có thể bị trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...

Hãy sớm nhận biết các dấu hiệu để có phương pháp đưa trẻ đi thăm khám tránh các biến chứng xảy ra vì có thể trẻ sẽ bị viêm tai rữa, nghiêm trọng hơn nếu có các dấu hiệu li bì, co giật, bỏ bú… dẫn đến các biến chứng lâu dài, thậm chí tử vong.

3. Cảm, cúm ở trẻ

Cảm cúm cũng là một bệnh liên quan đến đường hô hấp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp qua nước mũi, đờm thời tiết nóng lạnh thất thường khiến bé chưa kịp thích nghi. Khi mắc bệnh trẻ thường có triệu chứng: nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi…

Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao phải nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đi khám, điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp.

4. Viêm mũi dị ứng ở bé

Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm mũi di ứng gây tình trạng ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi bị nghẹt mũi thậm chí là khó thở, ù tai… Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé.

Đối với những trẻ hay bị viêm mũi di ứng hãy giúp bé tiếp xúc, vui chơi với môi trường trong lành, không khói bụi, lông động vật, phấn hoa… để giảm nguy cơ mắc bệnh!

Đề phòng bệnh thường gặp cho trẻ khi giao mùa

Một số biện pháp phòng bệnh cho bé khi giao mùa

5. Một số biện pháp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ bệnh khi giao mùa 

- Tạo cho bé vui chơi trong môi trường trong lành, sạch sẽ như: vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đồ chơi phải được vệ sịnh thường xuyên, loại bỏ vi khuẩn.

- Tăng cường dinh dưỡng chứa nhiều vitamin và khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời ở sân chơi sạch sẽ, đồ chơi an toàn, nhiều loại môi trường, đồ chơi vận động khác nhau như: bể bơi cho bé hay đi xe đạp, xe trượt… để trẻ tăng cường sức đề kháng tự nhiên.

- Hạn chế cho bé vui chơi tại các địa điểm quá đông người trong mùa bệnh, để giảm thiểu nguy cơ bé tiếp xúc với nguồn bệnh.

- Tắm rửa và vệ sinh chân tay cho bé thường xuyên sau khi vui chơi, trước khi ăn… để trẻ loại bỏ vi khuẩn trên tay bé.

- Đảm bảo cho bé ăn đủ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, không tắm quá lâu với nước lạnh, tránh việc tắm rửa ngay khi bé vừa chơi xong và đang ra nhiều mô hôi… giúp đề phòng trẻ bị nhiễu lạnh.

- Hạn chế cho bé sử dụng đồ ăn lạnh đặc biệt là nước đá và kem để bảo vệ bé khỏi bị viêm họng hiệu quả.

Thảo Nguyên(TH)