Chữa bệnh trĩ hiệu quả nhờ lá thầu dầu tía
Sức khỏe - Ngày đăng : 10:12, 08/10/2016
Tại sao nên chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía
Người bị bệnh trĩ thường bị sưng phù (do các tĩnh mạch trĩ bị căng phồng), ngứa ngáy rất khó chịu. Để chữa khỏi bệnh trĩ cần sử dụng loại thảo dược có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn… và thầu dầu (loại thầu dầu tía) là vị thuốc có chứa các thành phần cần thiết này.
Theo Đông y thì thầu dầu là loại thảo dược có vị ngọt, cay, tính bình, có tác dụng chống ngứa, bạt độc, giảm đau trấn tĩnh, khư phong hoạt huyết và tiêu thũng bài nung do đó loại thảo dược này được dùng để chữa trị bệnh trĩ.
Lá thầu dầu tía có tác dụng hiệu quả trong chữa bệnh trĩ
Các cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía
Dùng lá thầu dầu chữa bệnh trĩ có rất nhiều cách, trong đó các cách được áp dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao bao gồm:
Cách 1: Lấy vài chiếc là thầu dầu tía rửa sạch sau đó vò nát rồi đắp vào hậu môn. Để trong 5 phút thì bỏ ra. Người bệnh nên kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày trong vòng 1 tháng sẽ thấy kết quả.
Cách 2: Lấy khoảng 4 lá thầu dầu tía và 3 lá vông rửa sạch rỗi giã nát. Sau đó bọc vào trong 1 miếng vài mỏng, sạch rồi ngồi lên khoảng 5 phút.
Cách 3: Lấy lá thầu dầu tía và lá dừa cạn rủa sạch giã ra sau đó đắp trực tiếp lên hậu môn.
Cần làm gì để việc chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía đạt hiệu quả
Để việc dùng lá thầu dầu đạt hiệu quả người bệnh cần thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi hết triệu chứng bệnh trĩ. Người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi đắp lá thầu dầu. Bên cạnh đó người bệnh cần kết hợp với các thói quen ăn uống dưới đây để việc chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu có thể đạt được hiệu quả tối ưu:
- Tăng cường uống nhiều nước và ăn nhiều các thực phẩm có chứa chất xơ như các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại củ…đồng thời tránh các đồ cay nóng, rượu bia…để cơ thể không bị táo bón. Nếu không tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ ăn uống này thì cho dù người bệnh có kiên trì đắp lá thầu dầu cũng không thể đạt được kết quả điều trị do cơ thể bị rơi vào tình trạng táo bón – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ.
- Không ngồi lâu, không ngồi xổm vì sẽ tạp áp lực cho tĩnh mạch trĩ từ đó làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất nên thường xuyên đi lại vận động để khí huyết không bị ứ đọng và cũng giảm áp lục cho các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng.
- Không nhin đại tiện, không rặn hay ngồi lâu khi đại tiện. Sau khi đại tiện xong cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.
- Không làm việc quá nặng.
Lưu ý
Sử dụng lá thầu dầu để chữa bệnh trĩ chỉ nên áp dụng cho những trường hợp mới bị trĩ tức là bị trĩ bị giai đoạn nhẹ khi mà búi trĩ chưa bị lòi ra, chỉ có triệu chứng chảy máu, đau rát, sưng hậu môn. Với những trường hợp bị trĩ nặng sử dụng thầu dầu sẽ khó mà mag lại hiệu quả. Tốt nhất là nếu búi trĩ bị lòi ra người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị bệnh.