Những thú chơi "đẳng cấp" khiến giới trẻ rước bệnh vào thân

Sức khỏe - Ngày đăng : 07:13, 25/05/2016

Ma túy gây ảo thanh DIPT, shisha hay thuốc lá điện tử… đang là những thú chơi được giới trẻ cho là sành điệu và đẳng cấp. Tuy nhiên, những thú chơi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.

Shisha

Shisha là một hình thức hút thuốc lá qua “bộ lọc-waterpipe” là nước tương tự như hút thuốc lào của Việt Nam. Có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập nên còn gọi là hút thuốc lá kiểu Ả Rập. Gồm sợi thuốc lá trộn với mật ong và hương liệu bạc hà, chocolate hoặc trái cây như táo, dâu, cherry…Chính vì được “lọc” qua nước nên lầm tưởng là ít gây tác hại nhưng thực tế thì tác hại của nó cũng không khác gì thuốc lá. 

Thuốc lá điện tử

Những thú chơi

Thuốc lá điện tử được giới trẻ ưa chuộng vì sự nhỏ gọn và tiện lợi 

Một dụng cụ mới nổi hiện nay là thuốc lá điện tử shisha pen. Loại này có hình dạng như cây bút nên gọi là shisha pen. Khác với kiểu hút shisha truyền thống, shisha pen sử dụng tinh dầu pha chế sẵn và người hút có thể chọn lựa hương liệu theo sở thích. Shisha pen ít khói hơn và nhỏ gọn nên hiện được giới trẻ ưa chuộng.

Ma túy+shisha

Một số bạn trẻ thường pha trộn ma túy đá hoặc "muối tắm" vào bình hút shisha để tăng độ "phê" mà không biết rằng các chất gây nghiện này có thể dẫn đến ảo thanh, ảo giác, mất kiểm soát hành vi, rối loạn tâm thần.

Ma túy gây ảo thanh DIPT

Hầu hết các chất gây nghiện đều gây ảo thị, nhưng loại ma túy được gọi tiếng lóng là DIPT có thể tác động lên chức năng nghe. Dùng liều cao sẽ làm thay đổi nhận thức của người sử dụng, gây cảm giác ngắt quãng. Loại ma túy này có thể gây ảo thanh cả ngày hoặc nhiều tuần.

"Ma túy số" I-dosing

Giới trẻ ngày càng tìm ra nhiều cách gây kích thích bao gồm cả phương pháp âm nhạc có tên là I-dosing. Nhiều trẻ vị thành niên vùi đầu vào headphone để thử loại “ma túy số” này. Đó chủ yếu là những âm thanh lập thể, được sử dụng khá phổ biến ở Mỹ. Tác hại của nó vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng đa phần các bác sĩ cho rằng nó có hại và rất có thể cũng gây nghiện như dùng ma túy hay các thuốc loạn thần khác. Hiện, các nghiên cứu đang tiến hành làm rõ tác hại của I-dosing.

Soda gây ngủ

Khái niệm “đồ uống không có năng lượng” này được biết đến lần đầu tiên vào những năm 2000 với tên gọi “đồ uống màu tím”. Loại đồ uống pha trộn giữa syro ho, sprite trở thành thức uống giải trí, gây cảm hứng cho người dùng. Tuy nhiên, sử dụng đồ uống này người uống có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe như đau đầu hay tác dụng lên hệ tim mạch.

Đ.C(TH)