Những thực phẩm làm mất tác dụng của thuốc
Sức khỏe - Ngày đăng : 11:18, 06/05/2016
Các loại nước không uống chung với thuốc
- Nước chè
Không nên uống nước chè trong thời gian uống viên sắt. Bởi, hợp chất tananh sẵn có trong chè kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì thế uống nước chè trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả.
- Rượu
Khi đang uống Aspirin tuyệt đối không nên uống rượu. Rượu sau khi vào cơ thể cần được oxy hóa thành acetaldehyde, sau đó tiếp tục chuyển hóa thành axit acetic. Aspirin sẽ ngăn chặn quá trình oxy hóa acetaldehyde thành axit acetic gây tích tụ acetaldehyde trong cơ thể làm tăng các cơn đau nhức, gây sốt và các triệu chứng khác, đồng thời dễ gây tổn thương gan.
- Cà phê và đồ uống có cafein
Uống cà phê và đồ uống chứa cafein trong thời gian uống thuốc hen suyễn và viêm phế quản có thể dẫn đến hiệu ứng quá liều: đau đầu, tâm trạng lo lắng, loạn nhịp tim.
- Sữa
Khi sử dụng thuốc đi ngoài tốt nhất không nên uống sữa, bởi sữa không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mà thành phần lactose trong sữa còn làm tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
- Nước hoa quả
Không nên ăn hoặc uống nước ép hoa quả, nhất là nước bưởi, nước cam, nước chanh… trong thời gian đang uống thuốc chống dị ứng và đa số các biệt dược hạ mỡ máu.
Vì những loại quả trên flavonoid – hợp chất ảnh hưởng đến sự trao đổi chất những tân dược đã kể trong gan – có thể dẫn đến sự gia tăng thậm chí 3 – 5 lần nồng độ thuốc trong máu. Nếu uống thuốc bằng nước hoa quả có thể xuất hiện tác dụng không mong muốn, trong đó có rối loạn nhịp tim, nhức đầu hoặc đột ngột giảm áp huyết.
Những món kỵ thuốc
- Tôm, cua, cá
Khi uống các loại thuốc kháng sinh như tetracycline, doxycyclin, không được ăn tôm, cua, cá. Khi chữa bệnh bằng aspirin, thức ăn cần có ít đạm, mỡ và các chất carbua, nếu không sự hấp thụ thuốc giảm đi hai lần. Còn các món cá có thể kích thích hiện tượng chảy máu.
Đặc biệt, không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
- Tỏi
Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.
- Thực phẩm quá giàu chất xơ
Nếu tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày. Nhóm thực phẩm này nếu dùng chung với thuốc chống suy nhược cũng sẽ cho kết quả ngược lại.
- Kẹo
Dùng thuốc chữa bệnh dạ dày không ăn kẹo. Vị đắng trong thuốc dạ dày kích thích tuyến nước bọt, dịch vị dạ dày hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ăn uống. Kẹo ngọt vừa làm giảm hiệu quả thuốc vừa sinh ra phản ứng khi gặp các thành phần có trong thuốc dạ dày làm giảm hàm lượng chất có lợi trong thuốc.
Ngoài ra, khi uống thuốc thì tuyệt đối không được uống tùy tiện, nằm uống thuốc, uống thuốc khô, uống thuốc khi đói, vận động mạnh ngay sau khi uống thuốc…