Tam thất - cây thuốc "vàng" từ dân gian
Sức khỏe - Ngày đăng : 07:44, 10/03/2016
Trong danh sách những cây dược liệu quý hiếm của nước ta không thể không nhắc tới tam thất. Chúng quý hơn vì tất cả các bộ phận của cây tam thất đều có công dụng làm thuốc. Ngoài củ tam thất là một trong những dược liệu quý được dùng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được người xưa lưu tâm nghiên cứu và sử dụng.
Củ tam thất bắc đều có hình con quay hay hình thoi, độ dài trung bình là khoảng 3cm, đường kính trung bình 1.5cm, không phân nhánh, đầu củ sần sùi, thành nhiều mấu, có nhiều vết vằn dọc theo hết củ, vỏ ngoài cứng mầu xám hoặc xám đen (dạng sống) sau chuyển màu đen (dạng sơ chế), ruột đặc màu xám, chắc nặng, vị ngọt nhạt, hơi đắng, mùi thơm nhẹ. Cắt ngang củ thì sẽ thấy được phần thịt màu xám xanh. Nếm một tý sẽ có cảm giác vị đắng hơi ngọt kèm theo một ít mùi thơm.
Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.
- Kích thích tâm thần, chống trầm uất. Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp.
- Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy. Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng:
- Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm.
- Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
- Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
Cách sử dụng tam thất khá đơn giản: ngoài các bệnh nhân phải sử dụng loại thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bình thường cũng có thể sử dụng tam thất như sau:
- Dùng bồi bổ, duy trì dài ngày: Mỗi ngày dùng 8-10g dạng bột, chia làm 2 lần, uống vào buổi sáng và tối.
- Pha bột tam thất với nước ấm hoặc với nước ấm pha thêm lượng nước mưa vừa đủ (tránh táo bón) rồi uống.
- Có thể pha bột tam thất với mật ong hoặc cho vào cháo loãng để ăn. Phụ nữ sau khi sinh nên sử dụng tam thất nấu với thức ăn để bồi dưỡng, đồng thời giúp tống khứ, giải trừ huyết xấu, sinh huyết mới.
- Tam thất cần được sử dụng đúng liều lượng. Nếu dùng với liều quá cao (cao gấp 10 lần liều trung bình) sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Việc sử dụng tam thất nên theo chu kỳ 3 tháng liên tục, sau đó, nghỉ 1-2 tuần lại dùng tiếp sẽ bảo đảm an toàn.
Ngoài củ tam thất, hoa tam thất cũng có những công dụng tuyệt vời. Hoa tam thất là vị thuốc thảo dược rất tốt cho sức khỏe con người, hầu hết mọi đối tượng đều có thể sử dụng vị thuốc này mà không lo có tác dụng phụ nào cả. Hoa tam thất giống như một món quà đặc biệt dành cho những người bị bệnh mất ngủ kinh niên hay nhiều chứng bệnh rắc rối khác nữa.
- Trị chứng mất ngủ: Hoa tam thất có tác dụng bồi bổ hệ thần kinh, trấn an tinh thần, chống mất ngủ và bạn sẽ có giấc ngủ sâu hơn.
- Trị cao huyết áp: Hạn chế tối đa chứng cao huyết áp đột ngột, giữ cân bằng huyết áp.
- Thanh nhiệt cơ thể: Hoa tam thất có tác dụng làm mát và giải nhiệt cơ thể.
- Tăng cường sức khỏe: Sử dụng hoa tam thất để bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực và đề kháng nhiều bệnh tật.
- Tăng cường trí nhờ: Hoa tam thất cũng giúp thư giãn đầu óc, tập trung tinh thần và trí nhớ hiệu quả hơn.
- Chống thiếu máu: Bổ huyết, cầm máu, giảm đau và tiêu trừ huyết ứ.
- Phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não…
- Ngoài ra, vị thuốc này cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc hoạt huyết, thuốc bổ, đặc biệt là có tác dụng lợi sữa cho phụ nữ sau sinh và nhiều công dụng giảm đau chống viêm xương khớp…
Cách sử dụng hoa tam thất thành thuốc chữa bệnh thường là dùng để pha trà uống. Có thể phơi khô hoặc tán thành bột để pha như trà uống rất tốt. Trà hoa tam thất có vị ngọt hơi đắng, hương thơm thanh mát nên rất dễ uống, có thể sử dụng hàng ngày từ 2 – 3g pha với nước sôi lấy nước trà uống cho đến khi hết vị ngọt – đắng thì thôi.