Cách bảo quản và ăn hải sản an toàn

Sức khỏe - Ngày đăng : 07:56, 18/12/2015

Hải sản là món ăn nhiều dinh dưỡng và được rất nhiều người ưa thích. Nhưng bảo quản và ăn hải sản thế nào cho đúng cách mà không hại tới sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Hải sản rất nhiều dinh dưỡng nhưng cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khỏe. Để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, bạn nên chú ý  những điểm sau đây:

Nên ăn hải sản tươi sống và được nấu chín

Cách bảo quản và ăn hải sản an toàn

Hải sản tươi sẽ còn nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn hải sản, trước hết bạn hãy chọn hải sản tươi sống. Vì hải sản tươi sẽ còn nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon. Sau đó, mới là hải sản đã được đông lạnh. Với hải sản ướp đá cục thì cần xem xét kỹ trước khi chọn mua. Không chọn hải sản đã bị ươn thối, bể bụng, mềm nhũn, chảy nhớt, có mùi hôi... vì dễ gây ngộ độc cho người sử dụng.

Muốn chế biến hải sản còn giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng và vị ngọt thì nên hấp, luộc, nướng hơn là chiên. Cần làm sạch và tan mùi tanh thường có của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt... Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn càng sớm càng tốt, ăn lúc còn nóng thì nhiều dinh dưỡng hơn để nguội.

Đặc biệt, không nên ăn gỏi hải sản, vì các loại vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Bạn hãy từ bỏ thói quen ăn sống hải sản để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bệnh tiêu chảy cấp. Cần nấu chín hải sản trước khi ăn.

Tránh các loại hải sản có thể chứa chất độc

Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thỉnh thoảng mới gây độc. Bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống, chúng ta không thể phát hiện có chất độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tránh ăn.

Các loại hải sản có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển,… Độc tố trong các loại hải sản này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường.

Không nên ăn hải sản đã chế biến từ lâu

Khi các loại hải sản bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).

Không ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao

Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.

Cách bảo quản và ăn hải sản an toàn

Không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có “thủy triều đỏ”

Không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C

Những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng và tươi ngon. Tuy nhiên nó lại chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Không nên ăn hải sản được đánh bắt ở vùng có “thủy triều đỏ”

Có một điều bạn cần chú ý đó là: Các hải sản lúc bình thường có thể không có độc nhưng khi có thủy triều đỏ (đây là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường như hồng, tía, xanh lục, nâu hay đỏ do một số loại tảo biển phát triển ồ ạt với số lượng lớn bất thường) có thể mang tảo độc và gây ngộ độc. Không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có “thủy triều đỏ”, đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ như: trai, sò, ngao…

Để nắm bắt được điều đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về loại hải sản mình định ăn. Đặc biệt khi đi du lịch, bạn cũng nên hỏi kỹ thông tin từ những người dân địa phương.

Hoàng Hà