Cẩn trọng với những loại rau củ dễ "rước họa vào thân"
Sức khỏe - Ngày đăng : 11:19, 22/11/2015
Giá đỗ không rễ
Giá đỗ sạch có thân gầy và dễ dài, còn giá ngâm hóa chất thân mập, không rễ
Giá đỗ từ lâu được coi là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong giá chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin C và vitamin E. Ngoài việc sử dụng giá đỗ vào việc nấu ăn, trong đông y còn dùng giá vào việc chữa bệnh như: đầy bụng, phân sống, khan tiếng, giải độc kim loại, giải rượu...
Tuy nhiên, nếu không biết lựa chọn, những công dụng của giá đỗ không những được phát huy mà còn gây hại cho sức khỏe gia đình bạn.
Giá đỗ được ngâm ủ theo cách truyền thống với nước sạch thường nhỏ và có nhiều rễ. Tuy nhiên, nhiều người bán hàng hám lợi dùng thuốc kích thích, ure... để ủ giá. Vì thế, giá thường mập mạp, trắng, không có rễ. Nếu ăn loại giá này lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Trong đó có thể kể tới nguy cơ mắc bệnh ung thư khi ăn phải loại giá này.
Gừng để lâu ngày
Nhiều bà nội trợ cho rằng, củ gừng héo vẫn có thể sử dụng vì mùi thơm của gừng khi héo vẫn không mất đi, khi cho vào nấu ăn vẫn cho đồ ăn thơm ngon. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu cho thấy, gừng dập nát, cũ hỏng sẽ xuất hiện chất Shikimol, vô cùng độc hại. Chất này có thể gây biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh cho dù lượng nhiễm độc là rất ít.
Khoai tây màu xanh hoặc mọc mầm
Đừng tiếc rẻ những củ khoai tây mọc mầm
Nhiều củ khoai tây màu xanh, trông vẫn tươi ngon, tưởng rằng vô hại nhưng không ai biết màu xanh của khoai tây là do nồng độ Glycoalkaloid, một loại độc tố có trong khoai tây cao. Sử dụng lâu dài chất Glycoalkaloid, cơ thể dần yếu đi, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.
Bên cạnh đó, khoai tây quá già các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha gây ra vị đắng và rất độc. Vì thế, tốt nhất là bạn không nên ăn những củ khoai tây đã mọc mầm.
Măng tươi
Măng tươi ăn rất ngon miệng nhưng lại chứa nhiều độc tố axit cyanhhydric. Axit này nếu vào máu sẽ gây thiếu oxy cho tổ chức tế bào. Ngộ độc măng tươi có thể khiến bạn ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn có thể gây co giật, tím tái, hôn mê, tụt huyết áp và gây tử vong.
Vì thế, khi ăn măng tươi, các bà nội trợ nên luộc kỹ nhiều lần để loại bỏ chất độc.
Khoai lang mọc mầm và có đốm
Tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai cũng có chứa độc tố. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng.
Bên cạnh đó, những đốm trên củ khoai lang báo hiệu khoai đã bị nấm mốc, cũng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Lạc mốc và nảy mầm
Những hạt lạc đã nảy mầm có nghĩa là chúng đã bị nhiễm khuẩn, những vi khuẩn này thường chứa mầm có thể sản sinh độc tố gây hại cho sức khỏe, có thể gây nên bệnh ung thư gan, thậm chí dẫn tới tử vong.
Hơn nữa, sau khi mọc mầm, thành phần dinh dưỡng của lạc giảm, lượng nước trong hạt tăng cao khiến hạt nảy mầm dễ bị nấm mốc. Do vậy, không nên ăn lạc đã nảy mầm để đảm bảo sức khoẻ.