Sơ cứu người bị bỏng hiệu quả và đúng cách
Sức khỏe - Ngày đăng : 12:41, 16/06/2014
Bỏng là một tai nạn thường gặp hàng ngày. Có rất nhiều nguyên nhân gây bỏng (hóa chất, khí gas, các tác động của nhiệt, điện,...) tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên da của chúng ta gây ra những mức độ bỏng khác nhau. Bỏng có thể làm rối loạn chức năng vùng bị tổn thương, để lại những vết sẹo “xấu xí”, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời cho nạn nhân… Mức độ tổn thương của bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào việc xử trí ban đầu Sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tránh hay giảm được tối thiểu biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
1. Phân loại bỏng:
- Cấp độ 1: Bỏng bề mặt
Đây là cấp độ nhẹ nhất khi bị bỏng, thường có dấu hiệu da bỏng rát đỏ giống như bị cháy nắng sau 1 vài hôm vết thương sẽ lành và không để lại sẹo.
- Cấp độ 2: Bỏng 1 phần da
Ở cấp độ này lớp biểu bì và 1 phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phồng được hình thành. Nếu túi nước này bị vỡ, nó sẽ gây ra đau rát cho vùng da bị thương. Vết bỏng sẽ lành lại và không để lại sẹo sau 1-4 tuần nếu không bị nhiễm trùng. Ngược lại, nếu vết bỏng bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, lớp da dưới bị phá hủy sẽ làm cho vết bỏng nặng hownchuyeenr thành bỏng cấp độ 3.
- Cấp độ 3: Bỏng độ III
Vết bỏng ở cấp độ này cực kì nghiêm trọng. Toàn bộ lớp dưới da biểu bì đều bị tổn thương. Vết bỏng thay vì có màu đỏ nó đã chuyển sang tái nhợt hoặc xám lại khô cứng. Ở mức độ bỏng này cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện gần nhất để các bác sĩ kịp thời cấp cứu để tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn.
2. Cách xử trí chung:
- Làm nguội bằng nước mát, sạch: Khi bị bỏng, trước hết, cần đưa nạn nhân ra khỏi nguồn gây bỏng. Ngay lập tức ngâm chỗ bỏng vào nước mát hoặc dùng vòi nước đang chảy xả vào chỗ bỏng để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da, giảm độ sâu của bỏng, giảm nguy cơ gây sốc cho nạn nhân. Nên ngâm càng sớm càng tốt và ngâm khoảng 15-20 phút. Nếu vết bỏng không thể ngâm, dùng miếng gạc thấm nước lạnh đắp lên vết bỏng. Có thể lặp lại sau vài giờ để giảm đau rát rồi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
- Không được ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh. Khi bỏng, nhiệt độ trên da đang là rất nóng, đột ngột ngâm vết bỏng vào nước lạnh, nhất là ngâm lâu sẽ khiến thân nhiệt hạ, dẫn đến cảm lạnh, gây co cơ, bác sĩ vừa phải tiến hành cấp cứu chữa cảm lạnh vừa phải tiến hành cấp cứu bỏng, việc điều trị càng phức tạp hơn. Nhiều trường hợp bỏng nặng không cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi sơ cứu vết bỏng.
- Rửa sạch tay trước khi động chạm tới vết bỏng.
- Đắp lòng trắng trứng: Đối với những vết bỏng nhẹ, hãy đắp lòng trắng trứng sau khi ngâm bằng nước mát, sạch. Lòng trắng trứng có tác dụng giảm đau rát và hạn chế da bị phồng rộp. Mỗi ngày nên làm ít nhất 4 lần.
- Không nên chọc vỡ, sờ mó hay bóc bỏ vòm các bọng nước vì làm như vậy thì mức độ nhiễm trùng càng tăng cao.
- Nếu vết bỏng chảy nhiều dịch, đệm 1 miếng bông thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng trước khi dùng băng co giãn để băng vết bỏng .
- Không tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, những bài thuốc "truyền miệng" và khi chưa xác định vết bỏng nông hay sâu.
- Không dùng kem đánh răng bôi lên vết bỏng vì thực chất, kem đánh răng chứa chất kiềm nhẹ, khi sử dụng sẽ làm vết bỏng càng rát, đau đớn.
- Đối với những trường hợp bỏng nặng như bỏng hóa chất, vôi,… cần nhanh chóng ngăn chặn tác nhân gây bỏng,sau đó làm thoáng vết bỏng bằng cách cởi bỏ quần áo, đồ trang sức của nạn nhânnhanh chóng vì quần áo giữ nhiệt. Khi tháo phải lưu ý bảo vệ tay của người làm động tác đó ( dùng kéo cắt chứ không dùng tay trần để tháo ). Tiếp đó rửa ngay vết bỏng với nước mát càng nhiều càng tốt,nếu không các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn.Nếu vết bỏng chảy máu thì xử trí như 1 vết thương chảy máu rồi đưa đi cấp cứu.
- Nếu bỏng do lửa thì phải dập lửa bằng nước, cát, chăn dày...
- Nạn nhân bị bỏng vùng mặt, cổ, nhất là khi bị kẹt trong nhà bị cháy mà ở đó có dầu, đồ đạc, bàn ghế đang bôc cháy… thì sẽ nhanh chóng bị phù vùng mặt và cổ cùng với những biến chứng của đường hô hấp do hít phỉa khói. Những trường hợp này phải ưu tiên số 1 và phải chuyển đến bệnh viên ngay. Trong khi chờ đợi phải theo dõi sát nạn nhân và đảm bảo sự thông thoát đường hô hấp ( giữ đúng tư thế hoặc có thể đặt canul vào mũi hoặc miệng nạn nhân, có trường hợp phải mở khí quản…)
- Nếu bị bỏng ở vùng mắt do bắn hóa chất thì phải rửa mắt ngay. ngâm mắt trong nước khoảng 20 phút cho sạch hóa chất sau đó dùng vải mỏng băng vào rồi đưa đi cấp cứu.
- Bỏng điện cũng rất nguy hiểm. Dùng vật cách điện (bao tay, que...) để ngắt điện ngay sau đó đưa đi cấp cứu. Bỏng điện có thể nhìn bên ngoài rất nhẹ nhưng nguy cơ tổn hại là rất cao (có thể ăn sâu vào lớp biểu bì và ảnh hưởng đến nhịp tim gây nguy hiểm đến tính mạng)
- Đối với các gia đình có trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần thận trọng hơn với những vật dụng như phích nước, ổ điện... do trẻ nhỏ chưa hiểu rõ những nguy hiểm.
Sơ cứu khi bị bỏng không khó tuy nhiên nếu sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của nạn nhân. Do vậy, cần trang bị những kiến thức về cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hiệu quả để có cách xử trí hợp lí và đúng đắn.