Apple mới từ chối mở khóa iPhone cho FBI lần đầu tiên

Đời sống - Ngày đăng : 13:48, 20/02/2016

Yêu cầu mở khóa iPhone của nghi can khủng bố ở San Bernardino mới đây không phải là lần đầu tiên mà FBI đặt ra đối với hãng sản xuất Mỹ.

Nếu là một người ủng hộ chính sách riêng tư cá nhân trên các thiết bị di động của mình, việc Apple từ chối yêu cầu hợp tác với FBI nhằm tạo một phần mềm cửa hậu (backdoor) trên iOS nhằm mở khóa iPhone của nghi can khủng bố ở San Bernardino năm ngoái thực sự là một điều đáng hoan nghênh. Nhưng thực sự đây mới chỉ là lần đầu tiên Apple quay lưng với một yêu cầu từ chính phủ Mỹ.

Apple mới từ chối mở khóa iPhone cho FBI  lần đầu tiên

Apple là một trong những công ty đi đầu trong việc bảo vệ dữ liệu riêng tư của khách hàng

Chỉ một vài ngày sau khi một số trang tin tiết lộ Apple từ chối hợp tác với FBI, chi tiết từ các quan chức chính phủ Mỹ đưa cho thấy rằng đây mới là lần đầu tiên Apple nói không với việc mở khóa một thiết bị của hãng theo yêu cầu từ một tổ chức chính phủ Mỹ.

Trong tuyên bố, quan chức chính phủ nước này nói rằng Apple đã tuân thủ 70 yêu cầu mở khóa thiết bị trong khoảng thời gian giữa năm 2008 đến 2015 nhằm đưa ra những bằng chứng chống lại những tội phạm tình nghi trong các vụ án khiêu dâm trẻ em cũng như lạm dụng tình dục trẻ em. Apple nói rằng hãng không phủ nhận thông tin này, nhưng con số 70 yêu cầu trong trường hợp mà các quan chức chính phủ đưa ra không phải là con số chính xác.

Với iOS 7 trở về trước, Apple luôn có một phần mềm cửa hậu tích hợp vào iOS với chức năng khai thác các dữ liệu từ một thiết bị khi cắm vào một máy tính nếu cần thiết. Điều này sẽ chỉ được thực hiện trong trường hợp có một lệnh được yêu cầu nhằm nắm bắt những thông tin từ một thiết bị cụ thể được tạo ra bởi Đạo luật Tư pháp Mỹ năm 1789. Theo đạo luật thì một cơ quan thực thi pháp luật Mỹ được quyết tiếp cận tất cả các dữ liệu cần thiết hoặc thích hợp nhằm hỗ trợ họ trong các công việc điều tra vụ án, nhưng phải dựa trên thẩm quyền và quy tắc luật pháp.

Apple mới từ chối mở khóa iPhone cho FBI  lần đầu tiên

Kể từ iOS 8, Apple đã quyết bảo vệ dữ liệu khách hàng của mình trước yêu cầu của các cơ quan thực thi pháp luật

Nhưng đến khi thiết bị được cập nhật lên iOS 8, việc sao chép tự động dữ liệu từ thiết bị của khách hàng đã trở nên khó khăn hơn, vì iOS 8 yêu cầu một mật mã mở khóa đăng nhập trước khi khai thác dữ liệu có thể tiến hành. Điều này có thể ngăn chặn cả Apple khi muốn truy cập vào thông tin dữ liệu người dùng.

Vấn đề đặt ra là, với rất nhiều dữ liệu trích xuất quan trọng, tại sao Apple lại chọn trường hợp khủng bố ở San Bernardino để từ chối các yêu cầu từ cơ quan chính phủ Mỹ, mà cụ thể là FBI? Thực sự vẫn không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi ở thời điểm này.

Kiên Trung