Đề phòng ứng dụng lừa đảo trên Windows Store
Đời sống - Ngày đăng : 10:55, 27/11/2015
Windows Store có khá nhiều ứng dụng giả mạo hoặc ăn theo các tên tuổi nổi tiếng
Kiểm soát nhà phát triển
Ứng dụng có thể bắt chước một thương hiệu nổi tiếng được phổ biến trên cửa hàng ứng dụng, chẳng hạn YouTube, Media Player hoặc Twitter trong tiêu đề. Chúng sẽ dựa vào những từ khóa này để đánh lừa người dùng.
Để tránh điều này, khi tải về ứng dụng bạn hãy nhìn mục cạnh Published by, bên dưới màn hình xem trước tất cả ứng dụng trên Windows Store.
Sau đó sử dụng công cụ tìm kiếm như Google để xác định nhà phát triển đó có thật sự tin tưởng hay không.
Không trả tiền cho những thứ miễn phí
Nhiều ứng dụng có vẻ vô hại nhưng nó lại khiến nhiều người sập bẫy, chẳng hạn Tube Free hướng đến lĩnh vực giải trí có giao diện phong cách Modern cho YouTube, có giá 2,99 USD để người dùng được phép truy cập vào chức năng đầy đủ trên nó.
Thế nhưng, YouTube là một dịch vụ hoàn toàn miễn phí, do đó bạn sẽ thật phí phạm khi chi tiền ra mua nó, bởi thực sự ứng dụng Tube Free không tương tác với chuột và touchpad. Ứng dụng dạng này kiếm tiền bằng cách thu hút thành viên với một thương hiệu nổi tiếng, sau đó khiến họ phải trả một khoản tiền nhỏ.
Tình huống tương tự sẽ được thực hiện với các ứng dụng cho Facebook hay Twitter, nghĩa là bạn cần hết sức cảnh giác trước những dạng ăn theo này.
Đừng tin tưởng các nhận xét
Nhiều ứng dụng lừa đảo có chứa các ý kiến nhận xét về nó, chẳng hạn như đánh giá tốt, mặc dù tính năng trên nó chẳng có gì là đặc biệt, trong khi bạn vẫn phải bỏ tiền ra để mua.
Tuy nhiên, dựa vào đó bạn sẽ rất dễ mắc bẫy, thay vào đó bạn nên tìm hiểu kỹ về ứng dụng thông qua công cụ tìm kiếm, hoặc rà soát một cách kỹ lưỡng những nhận xét về nó
Kiểm soát quyền truy cập
Windows Store rất tồi tệ trong vấn đề hiển thị quyền tương tác của một ứng dụng, bởi vì không giống như Android nó không nhắc nhở bạn với một cách báo về những quyền cần thiết. Thay vào đó chỉ hiển thị một cảnh báo nhỏ bên dưới nút Install hoặc Buy mà thôi.
Điều này có thể cho phép ứng dụng truy cập vào thông tin cá nhân của người sử dụng, chẳng hạn như hình ảnh. Thông thường thì đây là lý do chính đáng để các ứng dụng có quyền truy cập vào những thứ có trên thiết bị.
Do đó, hãy kiểm tra những yếu tố liên quan đến cấp phép quyền truy cập của ứng dụng, điều bạn nên cần làm với tất cả các nền tảng của hệ điều hành.
Tránh phần mềm bảo mật giả mạo
Phần mềm bảo mật giả mạo đã cản trở Windows trong hơn một thập kỷ. Bạn không nên nghĩ rằng Microsoft sẽ chăm sóc hoàn toàn để bạn tránh cài đặt các phần mềm bảo mật giả mạo trên hệ thống.
Do đó bạn cần phải có mức độ hoài nghi tối đa nếu bạn có kế hoạch mua một phần mềm bảo mật từ cửa hàng chính thức nhằm tránh mua phần mềm từ kẻ mạo danh.
Bạn có thể mua phần mềm bảo mật từ một nhà bán lẻ nổi tiếng hoặc trực tiếp từ nhà cung cấp, chẳng hạn như ở Việt Nam có Kaspersky do công ty NTS phân phối.