Chip mới từ IBM đã gần như bộ não con người?
Đời sống - Ngày đăng : 17:40, 20/08/2015
Theo giới phân tích, ngay cả khi đóng gói nhiều lõi vào bộ xử lý kết hợp với các hình thức bộ nhớ lưu trữ mới thì công nghệ điện toán khó có thể gần gũi với sức mạnh của bộ não con người. Bộ não con người có khoảng 100.000 tỷ khớp thần kinh, một mạng lưới thần kinh cần đến 96 siêu máy tính Lawrence Livermore National Lab Sequioa để mô phỏng, và thậm chí sau đó siêu máy tính chỉ có thể thực hiện mô phỏng với tốc độ chậm hơn 1.500 lần so với bộ não.
Một máy tính cần rất nhiều năng lượng cho các chức năng này vì nó không thể bắt kịp những gì mà tâm trí con người có khả năng thực hiện, nhưng một chương trình máy tính có thể làm tất cả các phép tính và phản ứng phức tạp. Mục tiêu của dự án IBM là tạo ra một máy tính có thể mô phỏng tầm nhìn và có những phản ứng gần gũi nhất với bộ não con người, và TrueNorth là công nghệ mà IBM cho rằng, có thể tiến sát đến khả năng của bộ não.
Chip TrueNorth là một phần trong nỗ lực của IBM mà công ty phát triển vào năm 2008 với mục tiêu sản xuất một hình thức mới của kiến trúc tính toán dựa trên tế bào thần kinh và mạng lưới thần kinh của não. Thay vì chỉ đơn giản là thực hiện các tính toán trên 4 hoặc 8 lõi càng nhanh càng tốt, chip TrueNorth có thể nhận mẫu và thúc đẩy nó xử lý dữ liệu một cách có hiệu quả hơn với sự giúp đỡ của 4.096 lõi bên trong.
Các lõi này không giống các lõi xử lý hiện nay, và cách làm việc của nó cũng khác. Thay vì chạy tất cả trong cùng thời điểm, mỗi lõi sẽ hoạt động chỉ khi cần thiết nhằm tiết kiệm điện năng và giảm nhiệt phát ra. Tất cả các lõi được giao tiếp qua mạng lưới mà ở đó hệ thống có thể mở rộng quy mô làm việc, lõi có thể ngừng hoạt động và tất cả mọi thứ sẽ tiếp tục hoạt động khi cần thiết mà không bị gián đoạn.
Theo mô tả thì 4.096 lõi làm việc đại diện cho một triệu tế bào thần kinh và 256 triệu khớp thần kinh. Chíp này vẫn còn cách xa với 10 tỷ tế bào thần kinh và 100.000 tỷ lớp thần kinh có trong não bộ con người, vốn là mục tiêu cuối cùng của dự án đến từ IBM.