Năm 2015: Thêm một giây "nhuận", hệ thống máy tính có bị phá hủy?
Đời sống - Ngày đăng : 07:30, 19/01/2015
Đây sẽ là lần thứ 26 kể từ năm 1972, “giây nhuận” được thêm vào thời gian toàn cầu. Các đồng hồ sẽ đọc là 23:59:59 rồi nhảy sang thời khắc chưa từng được biết đến là 23:59:60, trước khi chúng ta bước sang ngày 01 tháng 07.
Vì sao lại thêm một giây?
Sự cần thiết phải thêm vào một giây xuất phát từ việc vận tốc quay của trái đất bị chậm lại do những yếu tố như động đất, tình hình thời tiết và sức mạnh thủy triều bị tác động bởi các thiên thể khác.
Tổ chức quốc tế về Sự xoay của Trái đất và các Hệ thống Tham chiếu (IERS) ở Paris (Pháp) đang quan sát sự khác biệt giữa các đồng hồ nguyên tử và chu kỳ xoay chuyển của trái đất. Khi tốc độ quay của trái đất chậm lại, sự sai biệt tăng lên đến 0,9 giây, và lúc đó cần phải bổ sung thêm một giây vào đồng hồ thế giới.
Việc thêm một giây sẽ xảy ra nhiều rắc rối
Google sẽ đối phó thế nào?
Do sự phụ thuộc của toàn cầu vào internet, và những tiêu chuẩn internet lại cần đến thời gian chính xác, một giây bổ sung này sẽ gây ra rất nhiều hỗn loạn trong thế giới kĩ thuật số.
Khi một giây được bổ sung vào năm 2012, nó đã khiến một số websites gặp sự cố kĩ thuật nghiêm trọng. Nhà khổng lồ Google tin rằng mình đã tìm ra giải pháp để ngăn ngừa các sự cố.
Họ sẽ dùng phương pháp được gọi là “chia nhỏ giây nhuận”. Giây bổ sung này sẽ được chia nhỏ thành những mili-giây và được thêm vào trong suốt cả ngày 30 tháng 6. Bằng cách này, Google tin rằng sự cố sẽ được giải quyết.
Hoa Kỳ gặp rắc rối
Thiết bị định vị toàn cầu (GPS) được duy trì bởi lực lượng không quân Hoa Kì. Hệ thống GPS sử dụng thời gian cực kì chính xác.
Mỗi vệ tinh truyền thời gian chính xác xuống bề mặt trái đất. Nếu một thiết bị GPS có thể nhận 3 hoặc nhiều hơn các tín hiệu cùng một lúc, nó có thể sử dụng sự sai biệt về thời gian đến của các tín hiệu để tính toán vị trí trên bề mặt trái đất.
Đồng hồ trên các vệ tinh GPS phải được cập nhật thường xuyên, vì vận tốc quay quanh trái đất khiến chúng trải qua thời gian chậm hơn. Nếu những đồng hồ này không được cập nhật từ mặt đất, chúng sẽ lệch với giờ trái đất và những tín hiệu chúng truyền về sẽ trở nên vô dụng.
Bất kì sự thay đổi thời gian toàn cầu nào cũng đều đáng lo ngại đối với Hoa Kì vì họ có nhiệm vụ quan trọng là duy trì hệ thống GPS. Đây là hệ thống được sử dụng bởi người dân và doanh nghiệp trên khắp thế giới.
Nếu không có những thay đổi này, sẽ có sự chênh lệch một giờ giữa đồng hồ nguyên tử và bình minh/hoàng hôn trong vòng 200 năm.