Doanh nghiệp sốt vì “lệnh” cấm nhập máy cũ
Đời sống - Ngày đăng : 11:29, 13/04/2012
Theo Dự thảo thông tư Ban hành Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu và quy định áp dụng đối với các loại máy photocopy, máy in, máy fax…
Khảo sát của PV Công lý cho thấy, trên thị trường máy văn phòng, đặc biệt là các loại photocopy hiện tại đang xuất hiện tình trạng lệch cung cầu về nhiều loại sản phẩm máy móc vì nằm trong diện bị cấm nhập. Những loại máy cũ vẫn đảm bảo 85-90% chất lượng nay đang dần vắng bóng, còn loại máy mới tinh thì giá thành đắt nên không có người mua.
Anh Minh (ở phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) cho biết: “Tôi muốn mở 1 cửa hàng photocopy nho nhỏ ở trong ngõ để ông bà về hưu có việc làm tại nhà cho đỡ buồn. Cũng không phải làm ăn gì to tát nên nhu cầu của tôi chỉ muốn mua 1-2 cái máy cũ, thế nhưng khi đi tìm mua thì không mấy dễ dàng”.
Máy photocopy mới 100% có giá đắt gấp 7 lần máy cũ nên ít người mua
Tìm hiểu về vấn đề này, PV được biết nhiều doanh nghiệp nhập khẩu các loại máy văn phòng nói trên cũng đang lao đao vì khó khăn trong kinh doanh, thậm chị bị thiệt hại lớn vì dự thảo thông tư cấm nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Mong muốn của Vụ Công nghệ thông tin và Bộ Thông tin truyền thông là để người dân và toàn xã hội được sử dụng các sản phẩm mới đảm bảo tiên tiến về mặt công nghệ, thân thiện về môi trường và không muốn đất nước ta trở thành bãi rác thải. Các doanh nghiệp khi được hỏi đều đồng tình ủng hộ nhưng cũng mong muốn Bộ xem xét và nhìn vào thực trạng để đưa ra lộ trình thích hợp cho việc này.
Ông Nguyễn Thành Trung - Giám đốc Công ty CP Đầu tư Đại Dương Xanh cho hay: “Công ty của tôi bị ảnh hưởng từ cuối năm 2010 khi thông tư này rậm rịch ban hành dự thảo lần 1. Cho đến thời điểm hiện tại thì thiệt hại đối với chúng tôi là rất lớn, nhân viên của chúng tôi không có việc làm, còn đối tác mua lại cũng trên bờ vực đóng cửa”.
“Quy định hay lệnh cấm dù đúng nhưng muốn áp dụng thực tế cũng phải có lộ trình, còn việc Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Dự thảo như thế này đã gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp, hàng trăm hàng nghìn doanh nghiệp phá sản thì ai chịu trách nhiệm? Tôi đã gửi văn bản kiến nghị lên Bộ Thông tin và Truyền thông nhưng vẫn chưa thấy tín hiệu gì khả quan” - ông Trung cho biết.
Nhiều người có kiến thức trong lĩnh vực công nghệ này cho rằng, nếu đem so sánh về mặt chất lượng của dòng máy photocoppy mới tinh 100% và máy đã qua sử dụng nhưng vẫn đạt 85-95% chất lượng đang bán trên thị trường thì không chênh hơn nhau là bao nhiêu, có khác chỉ là tỷ lệ % ấn định cho từng loại máy.
Về giá thành, dẫn chứng cụ thể như máy cũ MP5500/6500 (85 -90%) giá tham khảo khoảng 38,000.000, còn máy mới tương ứng có giá tới 265,000.000. Sự chênh lệch giá của 2 sản phẩm là 7 lần, trong khi đó thị trường Việt Nam tiêu thụ chủ yếu là máy đã qua sử dụng.
Đối với môi trường, các sản phẩm máy photocopy đã qua sử dụng được nhập khẩu về Việt Nam hiện nay được sản xuất từ năm 2004 -2009 đều được thừa hưởng công nghệ khoa học tiên tiến từ các nước có nền khoa học phát triển bặc nhất trên thế gới như: Mỹ, Canada, Anh , Astralian…. đã được khắc phục tối đa lượng mực thải ra môi trường máy photocop (y cũ sản sau năm 2000 lượng mưc thải được các nhà sản xuất nghiên cứu cho tự động tái sử dụng lại nên còn lại chỉ phải bỏ đi là từ 5 - 10%), máy mới hiện nay cũng được thiết kế như vậy.
Một trong những giải pháp mà theo ông Nguyễn Quốc Phúc - Giám đốc Công ty Ngọc Phúc có thể giúp các doanh nghiệp tránh được phá sản và dần dần có lực để chuyển đổi kinh doanh là nên cấm dần dần.
“Trước tiên nên cấm nhập khẩu các loại máy photocopy cũ với công nghệ lạc hậu được sản xuất từ năm 2000 trở về trước và khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư liên doanh với các công ty trong nước để sản xuất và lắp ráp máy photocopy ở trong nước sau đó chúng ta sẽ cấm hẳn cũng chưa muộn” - ông Oanh cho hay.
Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý về Dự thảo để chính thức ban hành áp dụng, nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng họ sẽ buộc phải đóng cửa nếu Dự thảo của thông tư này được áp dụng khi không được sửa đổi phù hợp.
Q. Anh