Chùm ảnh: Những động vật kỳ lạ nhất trên Trái Đất
Chuyện lạ bốn phương - Ngày đăng : 15:24, 23/05/2019
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (cũng gọi là Ngày Đa dạng sinh học thế giới) là một ngày do LHQ lập ra nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong lĩnh vực này. Hiện nay, ngày này được cử hành vào ngày 22/5 hàng năm.
Theo Wikipedia, từ khi được Đại hội đồng LHQ (Nghị quyết A/RES/49/119) lập ra vào năm 1993 cho tới năm 2000, Ngày quốc tế Đa dạng sinh học được cử hành vào ngày 29/12 hàng năm để kỷ niệm ngày Công ước về Đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity) bắt đầu có hiệu lực.
Đến ngày 20/12/2000, Đại hội đồng quyết định chọn ngày 22/5 hàng năm để kỷ niệm ngày Công ước về Đa dạng sinh học được thông qua ở Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển (cũng gọi là Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất - Earth Summit) ở Rio de Janeiro, ngày 22/5/1992, và cũng phần nào để tránh trùng với nhiều ngày lễ khác diễn ra vào cuối tháng 12.
Nhiệm vụ chính của Ngày Quốc tế đa dạng sinh học là thu hút sự chú ý của công chúng về vấn đề nhiều đại diện hệ thực vật và động vật trên Trái Đất rơi vào tình trạng tuyệt chủng không thể cứu vãn. Chủ đề của Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm nay là “Đa dạng sinh học của chúng ta, thực phẩm của chúng ta, sức khỏe của chúng ta!”.
Để tôn vinh Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, Hãng thông tấn Sputnik của Nga đã giới thiệu đến độc giả chùm ảnh lựa chọn những động vật kỳ lạ nhất trên Trái Đất.
Chuột dũi trụi lông sống ở thảo nguyên của các nước châu Phi như: Kenya, Ethiopia và Somalia
Cá nược bơi lội ở sông Mêkông
Khỉ mũi vòi chỉ phổ biến trên đảo Borneo. Đây là đảo lớn thứ ba thế giới và lớn nhất tại châu Á. Đảo thuộc Đông Nam Á hải đảo, nằm về phía bắc của đảo Java, phía tây đảo Sulawesi và phía đông đảo Sumatra. Borneo là hòn đảo thuộc lãnh thổ của ba quốc gia Indonesia, Malaysia và Brunei.
Cá mút đá - nhóm động vật có xương sống thấp nhất của loài miệng tròn
Ốc sên Glaucus atlanticus là động vật thân mềm. Một tên khác của sinh vật này là Rồng xanh.
Sói bờm sống ở thảo nguyên Nam Mỹ, được biết đến với đôi chân dài tới 90cm
Khỉ Aye-aye (khỉ chỉ hầu) Madagascar trong tay nhân viên sở thú Bristol
Lợn hươu Buru - một động vật thuộc họ lợn có răng nanh khác thường
Ếch thủy tinh. Loài lưỡng cư Nam Mỹ này là một cẩm nang sống về giải phẫu: dưới lớp da trong suốt của nó, tất cả các cơ quan nội tạng đều có thể nhìn thấy rõ
Linh dương Gerenuk là một trong những loài động vật kỳ lạ nhất trên thế giới bởi chiếc cổ dài như hươu cao cổ. Chúng có thể đứng thẳng trên hai chân sau để ăn lá và cành cây thay vì gặm cỏ như hầu hết các loài linh dương.
Chuột chũi mũi sao ở Bắc Mỹ với hai mươi hai râu da mọc trên mặt trông giống như ngôi sao
Cua nhện Nhật Bản sống ở độ sâu tới 800m so với mực nước biển với trọng lượng khoảng 20kg, và chiều dài của cơ thể cùng với chân đạt tới 4m
Hươu mũ lông sống ở phía nam Trung Quốc, với đặc điểm đáng chú ý là răng nanh
Cá vẹt sống ở vùng biển Đại Tây Dương và Caribe
Dơi Ectophylla Alba - dơi nhỏ sống trong tán lá. Loài dơi đang bị đe dọa tuyệt chủng
Bạch tuộc Dumbo - bạch tuộc biển sâu, được tìm thấy ở độ sâu tới 6km
Lười - loài vật nổi tiếng với lối sống ít vận động và chậm chạp
Loài thú có mai Chlamyphorus truncatus cư ngụ trên vùng đồng bằng khô cằn ở trung tâm Argentina
Cóc Pipa pipa là một loài lưỡng cư sống ở Nam Mỹ
Nhím Hemicentetes semispinosus sống ở Madagascar
Loài ong với ngoại hình khác thường, được gọi là “gấu trúc- kiến”