Nữ nhà văn Hà Lan mừng hụt vì tưởng tìm được bức tranh bị đánh cắp của danh họa Picasso
Chuyện lạ bốn phương - Ngày đăng : 14:15, 19/11/2018
Một nhà văn đã nghĩ rằng cô sẽ tìm thấy một bức tranh của Pablo Picasso đã bị đánh cắp trong một vụ trộm nghệ thuật khét tiếng 6 năm trước. Nhà văn cho biết cô là nạn nhân của một “trò đùa công khai".
Bức tranh Tete d’Arlequin của Picasso (còn có tên khác Harlequin’s Head) là một trong bảy bức tranh nổi tiếng đã bị đánh cắp từ bảo tàng Kunsthal ở Rotterdam vào năm 2012 trong một vụ trộm táo bạo được báo chí gọi là "vụ trộm thế kỷ".
Bức tranh Tete d’Arlequin của Picasso đã bị đánh cắp vào năm 2012
Trong vụ trộm thế kỷ đó, 7 tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng Picasso, Monet, Gauguin, Matisse và Lucian Freud đã bị đánh cắp. Các tác phẩm này đã không được nhìn thấy từ đó.
Danh họa Pablo Picasso
Nhưng nhà văn Hà Lan Mira Feticu, người viết một cuốn tiểu thuyết dựa trên vụ trộm thế kỷ này đã nghĩ rằng mình có những manh mối để tìm được bức tranh Tete d’Arlequin sau khi cô nhận được một lá thư nặc danh khoảng 10 ngày trước "với chỉ dẫn tới nơi bức tranh đã được giấu" ở Rumani.
Feticu - một nhà văn Hà Lan gốc Rumani - cho biết lá thư đã đưa cô đến một khu rừng ở phía đông đất nước nơi cô đào được một tác phẩm nghệ thuật được bọc nhựa.
Cô đã trao bức tranh cho các nhà chức trách Romani vào tối thứ bảy vừa rồi. Các nhà chức trách Rumani nói rằng “có thể” đây đúng là bức tranh của Picasso, và nếu là tranh thật thì nó ước tính trị giá 800.000 Euro (915 USD).
Tuy nhiên, vào tối chủ nhật, Feticu đã nói với đài truyền hình công cộng Hà Lan NOS rằng cô là nạn nhân của một “chương trình” do hai đạo diễn người Bỉ ở Antwerp dàn dựng.
Feticu cho biết cô nhận được một email từ hai đạo diễn người Bỉ giải thích rằng bức thư này là một phần của chương trình mang tên "True Copy" nói về Geert Jan Jansen, một tội phạm chép tranh nổi tiếng Hà Lan.
Geert Jan Jansen là một họa sĩ và nghệ nhân giả mạo sinh ra ở Waalre, Hà Lan. Cha của Geert Jan Jansen là một kỹ sư nhưng lại rất đam mê nghệ thuật. Jansen thừa hưởng niềm đam mê của cha từ nhỏ nên lớn lên đã trở thành một sinh viên ngành nghệ thuật.
Các tác phẩm giả mạo của Geert Jan Jansen đã len lỏi vào rất nhiều bộ sưu tập nghệ thuật châu Âu và các châu lục khác và chỉ dừng lại khi bị bắt vào năm 1994.
Geert Jan Jansen
"Một phần của chương trình này đã được lặng lẽ chuẩn bị trong vài tháng, với hi vọng có thể đưa tác phẩm Tete d’Arlequin của Picasso trở lại," hai đạo diễn Bart Baele và Yves Degryse đã viết trên trang web của họ.
Công ty sản xuất chương trình tuyên bố "hiện không muốn đưa ra bất cứ bình luận nào" vì họ muốn nói chuyện với Feticu trước.
“Chúng tôi sẽ trở lại với nhiều thông tin hơn về câu chuyện này trong vài ngày tới” - Công ty này tuyên bố.
Mira Feticu với bản photo bức tranh Tete d’Arlequintrên đường đi theo chỉ dẫn của lá thư
Đêm ngày 15 sáng ngày 16 tháng 10 năm 2012, những tên trộm đã đột nhập vào viện bảo tang Hà Lan và lấy trộm 7 bức tranh giá trị mà chuông báo động không hề kêu.
Năm 2014, bốn người Rumani đã bị bỏ tù vì đã đánh cắp 7 tác phẩm nghệ thuật này và phải trả 18 triệu euro (20,5 triệu đô la Mỹ với mức giá hiện nay) cho các công ty bảo hiểm cho những bức tranh này.
Một người trong băng trộm, Olga Dogaru, đã nói với các điều tra viên rằng cô ta đã đốt các bức tranh đó trong bếp của mình tại một ngôi làng hẻo lánh ở Carcaliu để bảo vệ con trai mình là Radu khi anh ta không bán được những bức tranh đó.
Nhưng sau đó, cô ta đã rút lại những điều mình nói, nhưng các điều tra viên tin rằng những tên trộm đã phá hủy những bức tranh khi không tìm được người mua chúng.
Các chuyên gia từ bảo tàng lịch sử tự nhiên của Rumani đã kiểm tra tro từ bếp lò ở nhà Dogaru và tìm thấy dấu vết của ít nhất ba bức tranh sơn dầu, dựa trên các sắc tố chì và kẽm màu xanh, vàng, đỏ và xanh lá cây không còn được sử dụng nữa, giám đốc viện bảo tàng Ernest Oberlaender-Tarnoveanu nói.