Bí ẩn chuyện về "thần giao cách cảm" giữa người với vật nuôi

Chuyện lạ bốn phương - Ngày đăng : 15:17, 31/03/2015

Rất nhiều người trên thế giới cho rằng, họ có thể trò chuyện với vật nuôi của mình do bên trong một số loài vật có sức mạnh tâm linh hoặc khả năng thần giao cách cảm với chủ của chúng.

Sửng sốt người có thể “thì thầm” với ngựa

Theo lời kể của cô Lauren Bobe (Canada), một huấn luyện viên ngựa, cho biết, cô có thể nói chuyện “thì thầm” với con ngựa của mình. Con ngựa nói với cô, nó rất buồn bã về việc sắp phải chuyển đến một trang trại khác và lo lắng không biết có thích hợp với nơi mới hay không. Tuy nhiên, Bobe cũng như hàng ngàn người tuyên bố có thể nói chuyện với loài vật mà chưa hề được xác minh bởi một thử nghiệm khoa học nào.

Một cuộc thăm dò năm 2008 cho thấy, 67% chủ sở hữu vật nuôi nói họ hiểu con vật của họ từ tiếng sủa hay những âm thanh khác, 62% cho là khi họ nói, con vật cưng của họ cũng hiểu được. Cứ năm tuyên bố thì có một tuyên bố rằng, giữa chủ và vật nuôi hiểu nhau hoàn toàn. 1/4 số người hiểu âm thanh của mèo và 16% số người hiểu tiếng sủa của chó.

Đây không nhất thiết phải có cái gì đó là "sức mạnh tâm linh", mà chỉ đơn giản là trực giác và phán đoán. Hầu hết động vật (kể cả con người) có thể tiếp nhận nhiều tín hiệu phi ngôn ngữ một cách chính xác để hiểu được ý đồ của nhau. Vì thế rất nhiều chủ sở hữu vật nuôi nghĩ rằng họ có thể giao tiếp rất tốt với vật nuôi của mình mà không biết được liệu phía vật nuôi có thể giao tiếp lại giống như con người hay không.

Chó hiểu và biết con người muốn gì

Nghiên cứu được công bố trên số mới nhất của chuyên san khoa học PLoS ONE cho thấy tinh tinh ít quan tâm khi con người chỉ tay vào một vật thể, trong khi chó rất chú ý và biết chính xác con người muốn gì.

Bà Juliane Kaminski, chuyên gia tâm lý nhận thức thuộc Viện Nhân loại học tiến hóa Max Planck ở thành phố Leipzig (Đức), cho biết: “Nhiều bằng chứng cho thấy áp lực chọn lọc trong quá trình thuần hóa đã biến đổi loài chó để chúng thích nghi hoàn hảo với một môi trường mới, môi trường của con người”. Thậm chí chó con sáu tuần tuổi đã sở hữu khả năng này mà không cần luyện tập nhiều.

Bí ẩn chuyện về

Bên trong một số loài vật có sức mạnh tâm linh

Trong cuộc nghiên cứu, bà Kaminski và các cộng sự đã so sánh khả năng hiểu hành động chỉ tay của con người giữa tinh tinh và chó. Một người chỉ vào một vật thể ngoài tầm với nhưng trong tầm của con vật. Nếu tinh tinh hoặc chó lấy được vật thể đó, chúng sẽ được thưởng thức ăn.

Tinh tinh làm ngơ cử chỉ của con người dù chúng rất có động lực để được nhận phần thưởng, và chó đã giành chiến thắng trong cuộc thử nghiệm. Tinh tinh không hiểu được ý định liên quan của con người trong nhiệm vụ đó. Không phải chúng thiếu khả năng, nhưng có thể không phát triển xu hướng để ý đến con người khi cố gắng đạt được mục tiêu.

Điều này khẳng định, động tác chỉ tay là một dạng giao tiếp đặc biệt của con người nhưng chó đã thách thức giả thuyết này. Do đó, bà Kaminski cho rằng giới khoa học cần nghiên cứu kỹ hơn những cơ chế đằng sau khả năng hiểu các hình thức giao tiếp con người của loài chó.

Một trong ba khả năng chính của năng lực cảm thụ

Theo từ điển Bách khoa thư Britannica, “thần giao cách cảm” là khả năng truyền ý nghĩ không dùng những kênh giác quan thông thường, là một trong ba khả năng chính của năng lực cảm thụ bên ngoài các giác quan hay còn gọi là ngoại cảm (ESP). Từ “Telepathy” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa đen là “trực cảm từ xa”, được sử dụng là thuật ngữ khoa học chính thức từ năm 1882.

Những nghiên cứu khoa học có hệ thống về hiện tượng ngoại cảm, trong đó có thần giao cách cảm, ở phương Tây bắt đầu từ năm 1882, khi nhà nghiên cứu tâm linh người Pháp, Fredric W.H. Meyers sáng lập Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh (SPR) ở London, Anh, đánh dấu mốc khoa học nghiêm túc cho ngành ngoại cảm. Việc nghiên cứu tiềm lực của ngoại cảm vẫn tiếp tục tại các siêu cường và cả ở Israel. Sau này, ngoại cảm trở thành một công cụ tình báo quan trọng của nhiều cơ quan, mật vụ trên thế giới.

Từ những câu chuyện có thật, từ sự trùng hợp đến kỳ lạ, khó lý giải, các nhà khoa học trên thế giới sớm khẳng định sự tồn tại của chức năng thần giao cách cảm ở con người. Khi tiến hành những thí nghiệm nghiêm túc, các nhà khoa học cho rằng, giữa những người thân thích như mẹ-con, bạn thân, vật nuôi, “sợi dây” thần giao cách cảm vô hình được thiết lập từ lúc nào.

Trước nhiều bằng chứng đáng chú ý của ngoại cảm, người ta bắt đầu mở hẳn một ngành nghiên cứu lĩnh vực này. Nga, Mỹ, Anh là những nước đi tiên phong trong việc tiến hành thí nghiệm khoa học để chứng minh những hiện tượng bí ẩn của con người.

Đặc biệt Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm thú vị về thần giao cách cảm trong chương trình của tàu Apollo 14 năm 1971. Trong thí nghiệm này, người ta đã chứng minh rằng khoảng cách không là một rào cản đối với năng lực thần giao cách cảm. Tuy nhiên, thí nghiệm không do NASA trực tiếp chủ trì. Thậm chí thông tin về thí nghiệm cũng không được công bố mãi sau khi nhiệm vụ của tàu kết thúc.

Ngày nay, hầu hết các quốc gia Âu Mỹ đều công nhận ngoại cảm nói chung và thần giao cách cảm nói riêng, qua nhiều chứng cứ thuần khoa học. Chuyên gia Radin kể lại câu chuyện của nhà khoa học Đức Hans Berger, người đầu tiên ghi lại điện não đồ (EEG) ở người đã ngã xuống từ lưng ngựa và chỉ một chút nữa là nát thây dưới vó của một nhóm ngựa đua.

Chị của ông, ở cách đó nhiều cây số, đã linh tính có chuyện chẳng lành và thuyết phục cha mình gửi ngay điện tín thăm hỏi tình hình. Cô này chưa bao giờ chịu gửi điện tín trước đó. Sự trùng hợp trên đã khiến ông Berger vô cùng tò mò, chuyển từ nghiên cứu toán học và thiên văn học sang ngành y với hy vọng có thể phát hiện được nguồn gốc của năng lượng tâm linh đó.

Với sự trỗi dậy của ngành sinh học lượng tử, chuyên gia Radin có thể bắt đầu lại nỗ lực giải mã về sự tương quan xuất hiện giữa những người không ở gần nhau. Ông cho rằng thần giao cách cảm có vẻ như là một sự ùn tắc về lượng tử: khi các đối tượng có liên quan đang ở khoảng cách mà không có sự tương tác về năng lượng giữa hai điểm. “Chúng tôi vẫn chưa có lời giải thích, nhưng ít nhất nó không còn là điều bất khả thi nữa”, Radin kết luận. Một minh chứng sống động là cuộc thực nghiệm về quan hệ giữa Beischel và Boccuzzi: Beischel ngồi trong phòng, không thể thấy Boccuzzi.

Boccuzzi được hướng dẫn nhìn chăm chú vào đối tượng phản ánh trên màn hình lúc thấy lúc không. Dữ liệu cho thấy Beischel có những phản ứng sinh lý khi Boccuzzi thấy được cô và dao động khi anh không thấy, giống như cơ thể của cô thốt lên rằng: “Ồ, anh ấy đi đâu thế nhỉ?”. Đối tượng càng gần gũi thì ảnh hưởng mạnh hơn giữa những người lạ mặt. Nghiên cứu về tình yêu của chuyên gia Radin, công bố năm 2008, cho thấy việc một người hướng sự chú ý đến người yêu có thể kích hoạt hệ thần kinh của đối tượng.

Các nhà khoa học trên thế giới đã quan sát và phát hiện, hiện tượng thần giao cách cảm xuất hiện không chỉ ở người mà còn trong thế giới động vật.

Theo bà Kaminski, sói cũng không có kỹ năng này: “Ngay cả sói được nuôi trong môi trường con người cũng không nhạy bén với giao tiếp của con người như chó”. Các cuộc nghiên cứu trước đó phát hiện mèo thuần hóa cũng để ý đến con người và có thể hiểu được hành động chỉ tay, nhưng không giỏi bằng chó.

Tuy nhiên, lợi dụng những tin đồn về tâm linh vật nuôi, nhiều người đã hành nghề ngoại cảm giải mã những thông điệp từ vật nuôi không chỉ khi nó còn sống mà cả khi nó chết.

 

Ngọc Tuấn