Hongkong: Lãnh đạo các cuộc biểu tình của phong trào Dù vàng bị kết án tù
Vụ án nổi tiếng - Ngày đăng : 21:29, 24/04/2019
Giáo sư luật Benny Tai (phải) và giáo sư xã hội học Chan Kin-man (trái) là hai trong số các nhà lãnh đạo phong trào Dù vàng bị bỏ tù
Chín nhà hoạt động đã bị kết án trước đó vào tháng Tư về một cáo buộc tham gia tổ chức các cuộc biểu tình của Phong trào Dù vàng kêu gọi bầu cử tự do để chỉ định lãnh đạo thành phố - đây là được coi là loại cáo buộc hiếm khi xảy ra khi Hongkong còn là thuộc địa.
Việc họ bị bỏ tù báo hiệu về việc thu hẹp các quyền tự do và Trung Quốc sẽ kiên quyết từ chối đòi hỏi có tiếng nói lớn hơn của người Hongkong về cách thức hoạt động của trung tâm tài chính này.
Hai nhà lãnh đạo chủ chốt của các cuộc biểu tình rầm rộ - giáo sư xã hội học Chan Kin-man, 60 tuổi và giáo sư luật Benny Tai, 54 tuổi - đã nhận bản án dài nhất là 16 tháng tù. Khi nghe tuyên án, họ đã khóc ngay tại tòa và hàng trăm người ủng hộ tập trung bên ngoài đã hô lên giận dữ.
Hai người khác - nhà hoạt động Raphael Wong và nhà lập pháp Shiu Ka-chun - nhận tám tháng tù. Những người còn lại nhận án tù treo hoặc lao động công ích.
Một bị cáo, luật sư Tanya Chan, đã được hoãn tuyên án vì nằm viện phẫu thuật u não.
Bản án tù cho những người tham gia cuộc biểu tình kéo dài 79 ngày của phong trào Dù vàng đã khiến cho nhiều người - đặc biệt là trong giới trẻ Hồng Kông – tức giận với lãnh đạo thành phố.
Khi bị các vệ sĩ dẫn đi, Wong tuyên bố: "Quyết tâm đấu tranh cho dân chủ của chúng tôi sẽ không thay đổi".
Tai và Chan đã thành lập một chiến dịch bất tuân dân sự được gọi là "Trung tâm chiếm đóng" vào năm 2013 cùng với Bộ trưởng Baptist 75 tuổi Chu Yiu-ming.
Ý tưởng ban đầu của họ chỉ là xuống đường biểu tình để đòi hỏi một hệ thống quản lý công bằng nhưng sau đó phát triển thành Phong trào Dù vàng do các sinh viên lãnh đạo một năm sau đó đã khiến nhiều khu vực của Hongkong trở nên tê liệt trong nhiều tuần.
Những người lãnh đạo phong trào chiếm trung tâm năm 2013 bị kết tội “âm mưu gây phiền toái cho công chúng”
Các nhà chức trách ở Hongkong và đại lục đã giữ nguyên bản án như một biện pháp cần thiết để trừng phạt các nhà lãnh đạo của một phong trào hành động ảnh hưởng trực tiếp đến các tuyến phố quan trọng của thành phố trong nhiều tuần.
Nhưng các nhà hoạt động dân chủ đã lập luận rằng việc sử dụng các điều luật “không rõ ràng” về gây rắc rối cho công chúng với một hình phạt pháp luật quá nặng là không công bằng.
Maya Wang, nhà nghiên cứu cao cấp của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Trung Quốc cho biết: "Các bản án tù dài hạn chính là một lời cảnh báo lạnh lùng đến tất cả những ai muốn việc đòi dân chủ theo phương thức gây ra những hậu quả nghiêm trọng".
Thẩm phán Johnny Chan phán quyết rằng các cuộc biểu tình năm 2014 không được bảo vệ bởi luật tự do ngôn luận của Hongkong vì các cuộc biểu tình đã ảnh hưởng đến quyền của người khác.
Khi tuyên án, Thẩm phán Chan nói các bị cáo đã không bày tỏ sự hối tiếc vì "sự bất tiện và tổn thất mà họ gây ra cho công chúng". Ông nói thêm rằng một lời xin lỗi là “xứng đáng” nhưng công chúng chưa bao giờ nhận được từ các nhà lãnh đạo phản kháng.
Phóng viên vây quanh chiếc xe chở bốn nhà lãnh đạo bị kết án tù
Bên ngoài Tòa án, nhiều người ủng hộ đã cầm ô, biểu tượng của cuộc biểu tình năm 2014, khi chúng được những người biểu tình trẻ tuổi sử dụng để tự vệ trước dùi cui, hộp hơi cay và bình xịt hơi cay của cảnh sát.
Trong khi Hồng Kông được hưởng các quyền chưa từng thấy trên lục địa Trung Quốc theo thỏa thuận bàn giao 50 năm giữa Anh và Trung Quốc, có những lo ngại rằng các quyền tự do đang bị xói mòn khi Bắc Kinh tìm cách dập tắt bất đồng quan điểm.
Một nhóm nhỏ những người trung thành với Bắc Kinh hoan nghênh án tù