Vụ cảnh sát lừa đảo hi hữu tại Detroit (Mỹ): Điều tra viên vô đạo đức

Vụ án nổi tiếng - Ngày đăng : 19:52, 19/01/2014

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, hai bang Minnesota và Alaska của Mỹ không chấp nhận kết quả ADN làm bằng chứng trước tòa. Các bang khác cũng chỉ coi đó như một manh mối cần được tham khảo.

Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của công nghệ, tới năm 2006, 450 sở cảnh sát trên toàn nước Mỹ đã có được những thiết bị và phương pháp xét nghiệm ADN tốt để mang lại chứng cứ chính xác gần như tuyệt đối trong các vụ án. Nhờ vào công nghệ ADN mà đến nay có hàng trăm người được minh oan sau  nhiều năm chịu oan uổng và Eddie Joe Lloyd là trường hợp thứ 110 trong số đó. Anh đã được minh oan sau 17 năm ngồi tù.

 

Vụ cảnh sát lừa đảo hi hữu tại Detroit (Mỹ): Điều tra viên vô đạo đức

Eddie Joe Lloyd được thả tự do vào ngày 26/8/2002

 

Làm ơn mắc oán

 

Năm 1984, một thiếu nữ 16 tuổi được người dân phát hiện chết trong tình trạng lõa thể tại gần sân bay quốc tế Detroit. Theo kết quả điều tra của cảnh sát bang Detroit, cô gái đã bị cưỡng hiếp và sát hại để bịt đầu mối. Một công dân tên là Eddie Joe Lloyd khi đó đang điều trị bệnh tại bệnh viện biết được thông tin này đã gọi điện tới cho cảnh sát và nói rằng mình có thể giúp cảnh sát trong việc điều tra tìm ra thủ phạm.

 

Khi gặp cảnh sát, Eddie Joe Lloyd nói rằng mình có một chút manh mối về vụ án. Khi nhận được cú điện thoại đó, cảnh sát đã tới tận nhà gặp anh với hy vọng có thêm thông tin tới cái chết thương tâm của cô gái Michigan. Trong suốt quá trình gặp gỡ, cảnh sát nói với Eddie Lloyd, rằng họ nhờ anh thú nhận mình là hung thủ vụ án để khiến hung thủ thật mất cảnh giác và cảnh sát sẽ tóm gọn hắn. Nghe vậy, Eddie đã thật thà đồng ý nhận tội mặc dù thực sự anh không gây ra vụ án. 

 

Tuy nhiên, cảnh sát đã phản bội anh. Ngay sau khi anh ký tờ giấy và lời khai nhận tội giả được ghi âm, trước sự ngỡ ngàng của Lloyd, cảnh sát đã bắt giữ anh vì tội hiếp dâm và giết hại cô gái. Lloyd cố gắng trong tuyệt vọng để thể hiện sự vô tội của mình. Tuy  nhiên, Lloyd hoàn toàn tuyệt vọng khi anh bị kết án tù chung thân vào năm 1985.

 

Được minh oan 

 

Trong suốt thời gian bị giam giữ, Lloyd tiếp tục cố gắng để được điều tra và xét xử lại nhưng đều bất thành. Đến năm 2002, phóng viên điều tra của hãng Fox News phỏng vấn các chuyên gia về luật đã phát hiện ra những điều vô lý trong lời nhận tội của Lloyd. Họ thấy có sự bất hợp lý giữa vị trí cơ thể nạn nhân và hung thủ, loại quần lót cô gái đang mặc trong thực tế khác với lời khai của Lloyd. Theo phóng viên thì rõ ràng anh này đã bị dụ nhận tội và bị cảnh sát thu âm. Anh không biết rằng bằng việc ký vào tờ giấy giả vờ nhận tội, anh đã hủy bỏ tự do của chính mình. Sau đó, phóng viên này đã giúp Lloyd liên lạc với nhóm Dự án phòng chống án oan sai thì mọi việc mới thay đổi. Nhóm này quyết định kiểm tra lại mẫu ADN từ mẫu tang vật mà cảnh sát còn lưu lại. Và thật bất ngờ, kết quả ADN chứng minh rằng Lloyd không phải chịu trách nhiệm về cái chết của cô gái bị cưỡng hiếp.

 

Tháng 8/2002, sau 17 năm trong tù, Lloyd được ân xá và thả tự do. Anh là trường hợp thứ 110 trong lịch sử Hoa Kỳ được thả tự do nhờ bằng chứng phần lớn dựa trên kết quả ADN. Vụ án oan của Eddie Lloyd cũng bắt đầu cho việc coi trọng kết quả từ ADN trong các cuộc điều tra. Trước đây, do điều kiện kỹ thuật chưa đủ để mang lại độ chính xác cao trong vệc xét nghiệm ADN đã khiến nhiều trường hợp bị oan sai.

Vào tập niên 90 của thế kỷ trước, 2 bang Minnesota và Alaska không chấp nhận kết quả ADN làm bằng chứng trước tòa. Các bang khác cũng chỉ coi đó như một manh mối cần được tham khảo. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của công nghệ, tới năm 2006, 450 sở cảnh sát trên toàn nước Mỹ đã có được những thiết bị và phương pháp tốt sử dụng việc xét nghiệm ADN để mang lại chứng cứ chính xác gần như tuyệt đối trong các vụ án.

 

Eddie Lloyd qua đời vì bệnh năm 2004, 2 năm sau khi được thả tự do. Những năm tháng trong tù khiến ông gặp nhiều vấn đề về xương khớp và bệnh đau tim. Tuy nhiên, theo lời người thân và bạn bè, Eddie Lloyd đã sống 2 năm cuối đời đầy ý nghĩa bằng việc đi khắp đất nước, kể về Dự án phòng chống oan sai và có các bài diễn thuyết cuốn hút về việc áp dụng ADN trong điều tra xét xử.

 

Trâm Anh (TruTV)