Hành trình vạch tội 7 “ma men” cưỡng dâm tập thể một phụ nữ (Kỳ 1)
Vụ án nổi tiếng - Ngày đăng : 19:00, 03/03/2013
Khi trông thấy người phụ nữ da trắng đi một mình trên đường, cả 7 gã đàn ông đã giở trò đồi bại, chúng quây lại hãm hiếp và đánh đập dã man người đàn bà vô tội. Những tình tiết của vụ hiếp dâm chấn động này chưa dừng lại ở đó.
Đó là một sự kiện xảy ra vào ngày 8/1/1949 tại thành phố Martinsville, bang Virginia (Mỹ). Vụ việc nhanh chóng được lan truyền đi một cách chóng mặt qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các tờ báo địa phương cũng đăng tải thông tin và đã thu hút được lượng độc giả khổng lồ. Họ đều có một tâm lý chung sau khi đọc tin: bất bình và căm phẫn nhóm 7 gã đàn ông đồi bại, ác độc.
Cảnh sát địa phương cũng tích cực vào cuộc truy tìm danh tính 7 kẻ hiếp dâm. Theo thông tin ban đầu, người phụ nữ bị cưỡng hiếp đã có gia đình, sau khi trở thành nạn nhân, cô đã không dám lộ mặt và phải hứng chịu cả nỗi đau thể xác lẫn tinh thần. Cô gần như hoảng loạn và được đưa vào bệnh viện điều trị tâm lý, đồng thời cách li với mọi người cho tới khi phiên tòa xét xử diễn ra.
Thị trấn Martinsville trên bản đồ
Nhân chứng duy nhất và cũng là nạn nhân của vụ án cho biết, 7 kẻ tình nghi đã cưỡng hiếp cô đều là những người da đen. Như vậy tính chất của vụ việc càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi các quan tòa cần phải xét xử khéo léo, tránh sự kỳ thị về chủng tộc. Tháng 8/1949, phiên tòa xét xử 7 nghi can da đen hiếp dâm một phụ nữ da trắng đã diễn ra. Phiên xét xử thu hút rất đông người xem, bởi ai cũng quan tâm đến một vụ án chấn động, nghiêm trọng chưa từng xảy ra ở địa phương này.
Hàng loạt cơ quan báo chí, truyền hình từ gần đến xa cũng tập trung theo dõi và đưa tin. Khá bất ngờ với lượng người theo dõi lớn chưa từng có, các cơ quan công quyền càng thấy áp lực đè nặng hơn. Phiên tòa vì thế cũng nóng hơn bao giờ hết. Vậy nguyên nhân nào khiến vụ việc này trở nên cơn chấn động như vậy?
Ở một nơi vốn yên bình và nhỏ nhắn như thị trấn Martinsville, không có sự kiện nào là có thể giấu kín được lâu. Người dân ở đây sống trong hòa bình, mọi sinh hoạt diễn ra đều đặn, bình dị đến khó tin ở một thị trấn tỉnh lẻ. Điều thi thoảng khiến người ta quan tâm, lo lắng ở đây chính là sự xung đột với người da màu tại khu vực họ an cư.
Số liệu thống kê đến năm 1949 cho thấy, ở thị trấn Martinsville có tổng số 18000 người sinh sống, trong đó số người da đen là 5000 người. Chính sự hiện diện của một bộ phận người da màu trong cuộc sống cùng với người da trắng ở đây đã tạo nên hai lối sống, hai nền văn hóa khác biệt. Những vụ lộn xộn, gây gổ hay xung đột cũng từ đó mà ra. Để tránh những điều tiếng không hay với thế giới về mặt chính trị, chính quyền ở đây cũng rất khéo léo trong việc điều hành mối quan hệ giữa hai loại hình dân số này.
Đoạn đường nơi xảy ra vụ cưỡng bức tập thể
Ruby Stroud Floyd, tên người phụ nữ da trắng là nạn nhân của 7 gã da đen trong cái đêm định mệnh đó, vốn là chủ cửa hàng ở thị trấn Martinsville. Cô Floyd là vị hôn thê của Glenn Floyd. Cả hai vợ chồng đều không phải dân gốc ở thị trấn Martinsville mà họ đến từ một nơi khác. Họ đã có mặt và lao động ở đây được khoảng 5 năm.
Ruby là một phụ nữ năng động, một người vợ chăm chỉ. Để tìm thêm nguồn thu nhập cho gia đình, cô mở thêm một sạp hàng nhỏ phía sau nhà để bán rau quả, quần áo cũ. Vào cái ngày xảy ra bi kịch đó, cô đang trên đường đi đến nhà Ruth Pettie, một khách hàng để đòi nợ. Lúc Ruby ra khỏi nhà là 16h chiều ngày 8/1. Mặc dù đã sống ở đây vài năm nhưng do ít khi ra đường nên Ruby đã phải hỏi thăm đường đến nhà khách hàng. Nơi mà cô tạt vào hỏi thăm lại chính là một khu sinh sống của người da đen, nơi người ta thường gọi là “Cherrytown”.
Đón đọc những tình tiết tiếp theo của vụ án vào 19h Chủ nhật ngày 10/03/2013.