5 nguyên tắc khởi nghiệp thành công của tỷ phú Richard Branson

Doanh nghiệp - Doanh nhân - Ngày đăng : 10:33, 23/11/2016

Không quan trọng bạn bắt đầu từ đâu, hoặc những sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang cung cấp là gì. Người sáng lập và Giám đốc điều hành Virgin Group, Richard Branson chia sẻ 5 nguyên tắc khởi nghiệp thành công đối với bất kỳ doanh nhân thành đạt nào.

Sir Richard Charles Nicholas Branson (sinh ngày 18 tháng 7 năm 1950) là một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, và nhà từ thiện người Anh. Ông được biết đến như là người sáng lập của Virgin Group, bao gồm hơn 400 công ty.

Branson đã bày tỏ mong muốn của mình trở thành một doanh nhân từ khi còn rất trẻ. Ở tuổi mười sáu liên doanh đầu tiên của ông là một tạp chí có tên Student. Năm 1970, ông thành lập một doanh nghiệp đặt hàng đĩa hát qua thư. Năm 1972, ông mở một chuỗi các cửa hàng đĩa hát, Virgin Records, sau này được biết đến với cái tên Virgin Megastores. Thương hiệu Virgin của Branson đã tăng trưởng nhanh chóng trong những năm 1980, khi ông thành lập Virgin Atlantic và mở rộng công ty âm nhạc Virgin Records.

Trong tháng 3 năm 2000, Branson đã được phong tước hiệp sĩ tại Cung điện Buckingham vì các cống hiến "dịch vụ cho kinh doanh". Trong tháng bảy năm 2015, tạp chí Forbes  liệt kê giá trị tài sản ước tính của Branson là 5,2 tỷ USD.

5 nguyên tắc khởi nghiệp thành công của tỷ phú Richard Branson

Người sáng lập Virgin group, tỷ phú Richard Branson
 

1. Kiến thức về tài chính

Khi huy động vốn, bạn thật sự cần nghĩ về điều gì? Thuê một văn phòng đẹp đẽ để phô trương, chi nhiều tiền hơn cho nhân viên mới hoặc công nghệ?

Đừng lãng phí việc khởi nghiệp của bạn trong khi ước tính số tiền bạn sẽ yêu cầu – bạn sẽ chỉ làm giảm cơ hội thành công của bạn. Giữ chi phí của bạn dưới sự kiểm soát là rất quan trọng, nhưng không nhầm lẫn giữa vốn với chi phí.

2. Hãy làm nổi bật thương hiệu của bạn

Truyền bá những gì bạn đang bán và làm khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn ở vị tí đầu tiên. Thực tế rằng, ở tuổi trên 40, Richard Branson đã phát triển hơn 100 thương hiệu khác nhau, đó là cơ sở  Branson có thể đưa ra rất nhiều lời khuyên hữu ích cho những thế hệ đi sau từ những chủ đề khi bắt đầu khởi nghiệp.

Thương hiệu là một phần rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên dù sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn có tốt đến mấy, bạn cũng khó đứng vững và phát triển nếu không tạo sự khác biệt và nổi bật. Nếu bạn không tự làm nổi bật thương hiệu của mình giữa đám đông thì có lẽ khách hàng sẽ chẳng biết bạn là ai và như vậy bạn đã nhường cơ hội cho đối thủ của mình rồi. Hãy giữ liên lạc với khách hàng của bạn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với họ thông qua sự phục vụ chu đáo.

3. Chú tâm vào mục tiêu

Khi khởi nghiệp nhiều chủ doanh nghiệp chạy gấp rút trong nhiều hướng thay vì thực hiện từng bước đến mục tiêu của họ. Xác định rõ ràng mục tiêu và chiến lược của bạn, và sau đó thiết lập một thời gian cụ thể hoàn thành. Đừng để những yếu tố khác hoặc những giấc mơ viển vông mờ mịt làm bạn mất phương hướng đạt được đến mục tiêu của bạn.

4. Thuê người mà bạn cần, chứ không phải người bạn thích

Theo kinh nhiệm khởi nghiệp thành công của tôi, nếu nhân sự của doanh nghiệp là bạn bè và người thân, điều này có thể là một sai lầm nghiêm trọng. Nếu họ làm việc kém hiệu quả hoặc không làm việc, lúc ấy bạn muốn yêu cầu họ nghỉ việc cũng rất khó khăn.

Khi công ty Virgin bắt đầu mở doanh nghiệp mới, chúng tôi luôn luôn thuê một đội ngũ cốt lõi những người thông minh đã có hiểu biết biết về ngành công nghiệp và các rủi ro vốn có của nó. Tận dụng lợi thế đầy đủ của kiến thức mà bạn đã tạo ra, khi một vấn đề sinh ra, hãy nhớ rằng không ai có tất cả các câu trả lời, bao gồm cả bạn.

Một trong những mục tiêu của bạn là tìm một người quản lý – người thật sự chia sẻ tầm nhìn của bạn, và là người mà bạn một ngày nào đó có thể tự tin giao trọng trách để bạn có thể thực hiện bước tiếp theo.

5. Biết khi nào thì dừng lại

Một doanh nhân giỏi sẽ biết khi nào nên rời khỏi vai trò Giám đốc điều hành. Nó hiếm khi là dễ dàng, nhưng nó có thể được thực hiện chỉ bởi một vài sáng lập viên là các nhà quản lý tuyệt vời. Trong trường hợp của riêng tôi, quản lý hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp chỉ đơn giản là không có trong DNA của tôi. (DNA có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật).

Lùi lại không có nghĩa là quay lưng lại với doanh nghiệp của bạn. Ở Virgin, tôi luôn luôn tham gia vào sự ra mắt của một doanh nghiệp mới, và sau đó tôi dần dần trao quyền kiểm soát cho đội ngũ quản lý mới khi nó bắt đầu đi vào hoạt động. Không quan trọng bao lâu tôi nắm quyền, nếu tôi nhìn thấy một cái gì đó mà tôi không thích, tôi không ngần ngại suy nghĩ và yêu cầu một số câu hỏi.

ND(TH)