Bộ trưởng Công an trả lời chất vấn những vấn đề "nóng" trước UBTVQH

Chính trị - Ngày đăng : 16:26, 13/08/2018

Vụ án Vũ "nhôm", việc cấp biển xe 80A, 80B cho DN, gian lận thi cử tại kỳ thi THPT, tình trạng gây rối, xâm phạm tình dục trẻ em... là những vấn đề nóng đang thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận đã được Bộ trưởng Tô Lâm giải trình trước UBTVQH.

Bộ trưởng Công an trả lời chất vấn những vấn đề

 Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn các vấn đề đại biểu nêu

Chiều nay, 13/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ, UBTVQH tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai về: Công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp; đấu tranh, phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội phạm kinh tế, tội phạm về chức vụ, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy; quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn.

Ngay đầu giờ chiều đã có 32 đại biểu đang ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Các đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Bùi Hiền Mai, Bùi Xuân Thống (Đồng Nai), Mai Thị Phương Hoa, Lưu Bình Nhưỡng, Nguyễn Mai Bộ, Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng), Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), Trần Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), Nguyễn Sĩ Cương, Đinh Duy Vượt (Gia Lai)... chất vấn Bộ trưởng Tô Lâm các vấn đề: Việc cấp hơn 500 biển số xe 80A, 80B cho doanh nghiệp, hiện nay Bộ đã thu hồi hết chưa; giải pháp ngăn chặn, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em; giải pháp ngăn chặn tội phạm cướp giật tại các thành phố lớn, tội phạm giết người; giải pháp để ngăn chặn tình trạng Vũ "nhôm" không xuất hiện trong thời gian tới; đấu tranh, xử lý các vụ gian lận thi cử; tội phạm tín dụng đen,...

Thu hồi gần như toàn bộ biển xe 80A, 80B đã cấp cho DN

Liên quan đến việc cấp hơn 500 biển số xe 80A, 80B cho doanh nghiệp, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, thực hiện Luật Giao thông đường bộ, Bộ Công an có Thông tư 50 quy định về quản lý biển số xe. Trong thời gian qua, Bộ chủ động phát hiện một số biển số xe cấp sai quy định. Kiểm tra 500 trường hợp này đều thấy đúng với quy định của Bộ Công an, nhưng chỉ vận dụng đúng, còn không phù hợp với thực tế. Do đó, Bộ đang triển khai thu hồi, nhưng có một số trường hợp chưa thu hồi được. “Chúng tôi đã kiểm điểm cá nhân có liên quan đến việc này…; việc cấp biển số xe hiện theo đúng Luật Giao thông đường bộ”, Bộ trưởng khẳng định.

Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ Công an đã rà soát, thu hồi gần như toàn bộ số biển xe đã cấp, hiện còn khoảng 20 biển chưa thu hồi được do đơn vị đã giải tán, hoặc xe đã quá cũ...

Chưa đồng thuận với trả lời của Bộ trưởng, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy hỏi: Nếu việc vận dụng cấp biển số xe đúng Thông tư của Bộ Công an thì tại sao lại thu hồi? Trong trường hợp tài sản vẫn còn thì vì sao không thu hồi?.

Nhiều khó khăn trong xử lý vụ việc xâm hại tình dục trẻ em

Đại biểu Bùi Huyền Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội): Xin Bộ trưởng cho biết đánh giá của Bộ về mức độ nghiêm trọng về xâm hại, nhất là xâm hại tình dục trẻ em hiện nay như thế nào? Tại sao các vụ án xâm hại, khi có ý kiến của các đồng chí lãnh đạo và báo chí thì việc xử lý mới rốt ráo, hiệu quả?

Với câu hỏi này, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết xâm hại tình dục trẻ em diễn ra rất phức tạp, thu hút sự quan tâm của dư luận. Năm 2017, phát hiện 1.592 vụ, giảm 3% so với 2016. 6 tháng đầu năm 2018, toàn quốc phát hiện 721 vụ xâm hại trẻ em (tăng 12,1%), trong đó xâm hại tình dục chiếm hơn 84%. Riêng hiếp dâm trẻ em xảy ra 204 vụ, tăng 4 vụ so với cùng kỳ năm 2017. Nạn nhân bị xâm hại là bé gái chiếm 80%, đối tượng gây án phần lớn đều chưa có tiền án, tiền sự, có sự quen thân với nạn nhân.

Việc đưa tin bài của phương tiện đại chúng cũng đã đẩy nóng sự việc, làm cho gia đình và nạn nhân tổn thương trong thời gian dài. Có vụ hướng xử lý ban đầu không hợp lý khiến dư luận nghi ngờ cơ quan tham gia xử lý vụ việc. Nguyên nhân chung do hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật chưa cao; phong trào toàn dân phòng chống tội phạm chưa sâu rộng, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ con cái còn hạn chế…

Nguyên nhân tồn tại, khó khăn trong xử lý của cơ quan chức năng: Việc tiếp nhận, phân loại, xử lý tin báo xâm hại tình dục chưa kịp thời. Công tác thống kê, tổng hợp kết quả xử lý tin báo cũng còn bất cập, kỹ năng tiếp nhận, thu thập tài liệu xâm hại tình dục trẻ em còn hạn chế. Việc tố cáo trình báo xâm hại tình dục trẻ em thường chậm nên việc khám nghiệm, thu dấu vết chứng cứ gặp khó khăn. Nhiều trường hợp không thu thập được, ảnh hưởng đến việc xử lý. Xâm hại tình dục trẻ em là việc nhạy cảm nên người thân nạn nhân thường giấu kín. Có trường hợp người thân nạn nhân giấu kín, không tố giác, không hợp tác. Có trường hợp đối tượng thực hiện thời gian dài mới bị phát hiện. Các vụ việc này không có nhân chứng trực tiếp. Nạn nhân nhỏ tuổi nên khai báo chưa chính xác, không thống nhất nên khó khăn cho cơ quan điều tra. Việc đánh giá tài liệu giữa có quan tố tụng chưa thống nhất dẫn đến việc có vụ việc kéo dài, đến nay chưa giải quyết được.

Nói về một số giải pháp, Bộ trưởng cho biết ngày 6/8, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến về trẻ em, trong đó đặt ra nhiều nhiệm vụ cụ thể. Theo chức năng, Bộ Công an đang chỉ đạo công an địa phương thực hiện các công tác trọng tâm như tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân; đẩy mạnh chuyên đề đấu tranh tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, chấn chỉnh việc tiếp nhận, xử lý tin tố giác tội phạm…

Thủ đoạn gian lận thi cử tinh vi, được phát hiện lần đầu

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội) đặt câu hỏi: Kỳ thi THPT 2018 xảy ra gian lân nghiêm trọng. Theo Bộ trưởng, đây là loại tội phạm gì, có mới không, liệu những năm trước đã có chưa? Bộ Công an có bất ngờ về loại tội phạm này không và cần làm gì để đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này trong những năm tới?

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết Bộ Công an phối hợp với công an địa phương khởi tố 3 vụ án Lợi dụng chức vụ trong thi hành công vụ. Đây là những người tham gia chấm thi, quản lý đề thi, bài thi đã có vi phạm. Đây là thủ đoạn hoạt động mới. Đối với các kỳ trước cũng có những thủ đoạn gian lận, Bộ Công an đã phối hợp Bộ GD&ĐT tránh được gian lận trong các lỳ thi. Đây là hoạt động tinh vi, được phát hiện lần đầu. Với chúng tôi, những hoạt động tội phạm này không phải là mới. Gian lận thi cử có nhiều thủ đoạn, không phải bắt đầu có từ 2018. Có thể những năm trước đã có.

Chúng tôi khảo sát các cháu điểm rất cao nhưng vào học với yêu cầu cao đã không học được. Để phòng chống được cần phải đưa ra quy trình quản lý từ khâu ra đề thi, chấm thi và tuyển sinh. Về phía Bộ Công an cũng kiểm tra giám sát các tổ chức tội phạm có liên quan, kể cả sử dụng biện pháp kỹ thuật. Ứng dụng khoa học công nghệ để phát hiện gian lận cũng là thách thức rất lớn.

Cũng đặt câu hỏi liên quan đến kỳ thi, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Đoàn đại biểu Quốc hội Ninh Thuận) chất vấn: Vi phạm trong kỳ thi THPT làm mất niềm tin của người dân, làm băng hoại đạo đức xã hội. Lực lượng công an ngoài điều tra, còn tham vào các khâu đảm bảo an ninh trật tự của kỳ thi. Việc xảy ở địa phương thấy việc tham gia của công an không giúp ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Đâu là trách nhiệm của công an địa phương và trước những sai phạm trong kỳ thi vừa qua, Bộ sẽ xử lý lực lượng công an tham gia quy trình này?

Trước chất vấn trên, Bộ trưởng Tô Lâm nói đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, làm mất đến công bằng xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực. Lực lượng công an tham gia rất nhiều các khâu từ Bộ đến các địa phương, điểm trường. Quá trình tham gia, chúng tôi đã có những quy chế để hạn chế vi phạm. Cũng đã có những dấu hiệu cho thấy vi phạm của cơ quan công an, cá nhân tham gia trong việc can thiệp này. Cũng móc nối với người có trách nhiệm trong hội đồng thi, quản lý đề thi, có những gian lận trong việc đó hoặc cũng có tác động nhờ người này, người khác. Còn tiêu cực, vi phạm khác chúng tôi đang tiếp tục điều tra. Nếu có vi phạm về luật pháp thì cũng bị xem xét xử lý. Quan điểm chung của Bộ Công an là những vi phạm đó, bất kể lực lượng nào, kể cả trong nội bộ đều phải được xử lý thích đáng.

Vụ Vũ "nhôm" là bài học lớn trong quản lý cán bộ

Chất vấn Bộ trưởng Công an, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết: Cử tri bức xúc trước nhiều một số vụ việc phạm tội có tổ chức liên quan đến một số sĩ quan công an thời gian qua. Trong đó, vụ Vũ "nhôm" là vụ điển hình thể hiện sự lợi dụng chức vụ để phạm tội, trục lợi.

Đại biểu đặt câu hỏi, sau vụ việc này, Bộ có rà soát và còn kiểu Vũ "nhôm" hay không, giải pháp nào để tránh tình trạng kiểu Vũ "nhôm" thời gian tới?

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, liên quan đến vụ Vũ "nhôm", Bộ đã điều tra, khởi tố 5 vụ án, đã đưa ra xét xử vụ thứ nhất liên quan đến tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; đồng thời xử lý tướng lĩnh công an, xử lý nguyên lãnh đạo Bộ Công an có vi phạm.

Theo Bộ trưởng Tô Lâm đây là bài học lớn về công tác quản lý cán bộ, quản lý nghiệp vụ, bị lợi dụng hình thành tổ chức bình phong.

“Chúng tôi đã rà soát, chấn chỉnh và chắc chắn sẽ không còn tình trạng lợi dụng để có hoạt động tội phạm như vậy, cương quyết không để xảy ra vụ việc tương tự Vũ "nhôm"”, Bộ trưởng khẳng định.

Nhiều đối tượng hình sự, ma túy, nhiễm HIV được thuê tham gia biểu tình

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Đoàn đại biểu Quốc hội Gia Lai) đặt câu hỏi: Thời gian qua, đối tượng thù địch lợi dụng các sự kiện quan trọng như sự kiện Formosa, Quốc hội bàn về Luật Đặc khu, An ninh mạng để kích động, xuyên tạc, lôi kéo người dân biểu tình bạo loạn, chiếm trụ sở cơ quan công quyền, trụ sở công an, gây thiệt hại, bất bình. Xin bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp, đấu tranh phòng ngừa để không xảy ra sự việc tương tự?

Theo Bộ trưởng, trong các vụ việc biểu tình gây rối đã phát hiện nhiều đối tượng hình sự, ma túy, nhiễm HIV được thuê mướn tham gia biểu tình với giá 200.000-400.000 đồng/lượt để thực hiện các hành vi manh động liều lĩnh như chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản, khủng bố phá hoại… Ngoài âm mưu của các thế lực thù địch, phản động lưu vong và hoạt động bộc phát của người dân vì kiến nghị chung chưa được giải quyết thì tội phạm hình sự tham gia các vụ này cũng là con số đáng kể. Việc này tạo nên hình ảnh không tốt, hình thành tâm trạng bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã có kết luận tập trung các mặt công tác an ninh giải quyết việc kích động biểu tình tại các địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Công an tiếp tục nắm tình hình các tổ chức chống phá, sẵn sàng các phương án tại chỗ chống biểu tình, chống khủng bố, bảo vệ an toàn các cơ quan, khu công nghiệp… Lực lượng công an cũng tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tránh bị đối tượng xấu lôi kéo, kích động và truy quét các đối tượng hình sự, làm trong sạch địa bàn, không để tham gia các hoạt động biểu tình.

Đinh Duy Vượt (Đoàn ĐBQH Gia Lai): Thời gian qua, đối tượng thù địch lợi dụng các sự kiện quan trọng như sự kiện Formosa, Quốc hội bàn về Luật Đặc khu, An ninh mạng để kích động, xuyên tạc, lôi kéo người dân biểu tình bạo loạn, chiếm trụ sở cơ quan công quyền, trụ sở công an, gây thiệt hại, bất bình. Xin bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp, đấu tranh phòng ngừa để không xảy ra sự việc tương tự? Bộ trưởng Tô Lâm: Trong các vụ việc biểu tình gây rối, chúng tôi phát hiện nhiều đối tượng hình sự, ma túy, nhiễm HIV được thuê mướn tham gia biểu tình từ 200.000 – 400.000 đồng/lượt để thực hiện các hành vi manh động liều lĩnh như chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản, khủng bố phá hoại… Ngoài âm mưu của các thế lực thù địch, phản động lưu vong và hoạt động bộc phát của người dân vì kiến nghị chung chưa được giải quyết thì tội phạm hình sự tham gia các vụ này cũng là con số đáng kể. Việc này tạo nên hình ảnh không tốt, hình thành tâm trạng bức xúc trong quần chúng nhân dân. Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã có kết luận tập trung các mặt công tác an ninh giải quyết việc kích động biểu tình tại các địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Công an tiếp tục nắm tình hình các tổ chức chống phá, sẵn sàng các phương án tại chỗ chống biểu tình, chống khủng bố, bảo vệ an toàn các cơ quan, khu công nghiệp… Lực lượng công an cũng tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tránh bị đối tượng xấu lôi kéo, kích động và truy quét các đối tượng hình sự, làm trong sạch địa bàn, không để tham gia về các hoạt động biểu tình.

Đinh Duy Vượt (Đoàn ĐBQH Gia Lai): Thời gian qua, đối tượng thù địch lợi dụng các sự kiện quan trọng như sự kiện Formosa, Quốc hội bàn về Luật Đặc khu, An ninh mạng để kích động, xuyên tạc, lôi kéo người dân biểu tình bạo loạn, chiếm trụ sở cơ quan công quyền, trụ sở công an, gây thiệt hại, bất bình. Xin bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp, đấu tranh phòng ngừa để không xảy ra sự việc tương tự? Bộ trưởng Tô Lâm: Trong các vụ việc biểu tình gây rối, chúng tôi phát hiện nhiều đối tượng hình sự, ma túy, nhiễm HIV được thuê mướn tham gia biểu tình từ 200.000 – 400.000 đồng/lượt để thực hiện các hành vi manh động liều lĩnh như chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản, khủng bố phá hoại… Ngoài âm mưu của các thế lực thù địch, phản động lưu vong và hoạt động bộc phát của người dân vì kiến nghị chung chưa được giải quyết thì tội phạm hình sự tham gia các vụ này cũng là con số đáng kể. Việc này tạo nên hình ảnh không tốt, hình thành tâm trạng bức xúc trong quần chúng nhân dân. Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã có kết luận tập trung các mặt công tác an ninh giải quyết việc kích động biểu tình tại các địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Công an tiếp tục nắm tình hình các tổ chức chống phá, sẵn sàng các phương án tại chỗ chống biểu tình, chống khủng bố, bảo vệ an toàn các cơ quan, khu công nghiệp… Lực lượng công an cũng tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tránh bị đối tượng xấu lôi kéo, kích động và truy quét các đối tượng hình sự, làm trong sạch địa bàn, không để tham gia về các hoạt động biểu tình.

Nhóm PV