Giáo dục

AI – Ngành học triệu đô tại Trường Đại học Điện lực

Trang Nguyễn 15/07/2025 - 13:44

Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành ngành học cốt lõi, giữ vai trò trung tâm trong nhiều lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, năng lượng, tài chính, y tế, logistics... Bắt nhịp xu thế này, từ năm học 2025–2026, Trường Đại học Điện lực (EPU) chính thức tuyển sinh ngành AI, mở ra cơ hội lớn cho các bạn trẻ yêu công nghệ và khao khát làm chủ tương lai.

hoc-ai-tai-dh-dl.jpg

Ngành học mũi nhọn cho thời đại mới

Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức – Trưởng khoa Điều khiển và Tự động hóa, năm học 2025–2026 là năm đầu tiên EPU đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo. “Với nền tảng mạnh mẽ trong các lĩnh vực kỹ thuật – năng lượng, điều khiển – tự động hóa và công nghệ thông tin, Trường Đại học Điện lực có lợi thế đặc biệt để phát triển ngành học AI,” ông nhấn mạnh

Chương trình đào tạo AI tại EPU được thiết kế định hướng ứng dụng liên ngành, tập trung vào hai mũi nhọn chiến lược: AI trong tự động hóaAI trong năng lượng. Từ việc nhận dạng hình ảnh, điều khiển robot đến phân tích dữ liệu vận hành lưới điện hay tối ưu hóa năng lượng tái tạo, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức để bước vào ngành công nghệ có tốc độ phát triển chóng mặt này

ai-dh-dl-bcl(1).jpg

Theo PGS-TS Đức, sinh viên ngành AI cần được "cầm tay chỉ việc" qua các kỳ thực tập bài tập nhóm và dự án mô phỏng thực tế. "Tư duy phản biện, làm việc nhóm sẽ được tích hợp sâu trong từng môn học, tình huống, bài tập. Ví dụ, để thuyết trình tốt một dự án nhà thông minh (smarthome), kỹ sư phải giải thích dùng mã nguồn gì, module gì, AI đảm nhiệm vai trò gì, mức độ ra sao, kết hợp với hệ thống an ninh thế nào”, ông nói.

Đặc biệt, nhà trường còn đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại. Hai phòng lab chuyên biệt phục vụ nghiên cứu AI đã được xác nhận tài trợ: Phòng lab trị giá 700.000 USD của General Electric (Mỹ)phòng lab 300.000 USD từ Qualcomm (Mỹ). Đây là nền tảng vững chắc để sinh viên thực hành, phát triển thuật toán học máy, học sâu, phân tích dữ liệu lớn...

Đội ngũ giảng viên là một điểm cộng lớn, với 75% có trình độ Phó Giáo sư từ các khoa Điều khiển và Tự động hóa, Công nghệ thông tin và Toán ứng dụng. Trường cũng thiết lập quy trình rà soát, cập nhật chương trình đào tạo, điều chỉnh khung chương trình hằng năm có sự góp ý trực tiếp từ doanh nghiệp đảm bảo bám sát xu hướng và yêu cầu thực tế để cập nhập mọi thay đổi mới nhất để có thể truyền tải đến sinh viên một cách nhanh nhất”, ông Đức cho hay.

epu-ai-8.jpg
ai-dh-dl-bcl-5.jpg

Thời gian qua, Trường Đại học Điện lực (EPU) không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo, Nhà trường đã đẩy mạnh mở rộng hợp tác chiến lược với các trường đại học uy tín tại Hàn Quốc như Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (UST), Trường Năng lượng Hạt nhân Quốc tế Kepco. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, phát triển chương trình giảng dạy, cũng như triển khai học bổng và chương trình thực tập quốc tế dành cho giảng viên, sinh viên. Những nỗ lực này thể hiện rõ cam kết của EPU trong việc đầu tư toàn diện cho các ngành đào tạo mũi nhọn, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

1920x1080-2-v.png

Hành trang cho những người trẻ muốn
“chạm tay” vào AI

Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức, sinh viên theo học ngành AI tại EPU cần trang bị ba nhóm năng lực chính:

Kiến thức nền tảng về khoa học dữ liệu và lập trình AI: Một là kiến thức nền tảng về khoa học dữ liệu và lập trình AI. Đó là sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình phổ biến trong AI như Python, C++, R, Java. Xây dựng kỹ năng xử lý và phân tích dữ liệu qua các công cụ như Pandas, Numpy, SQL.

Hiểu và triển khai các thuật toán học máy (machine learning), học sâu (deep learning), sử dụng các thư viện như TensorFlow, PyTorch, Scikit-learn, đồng thời có kỹ năng xây dựng mô hình AI từ khâu thu thập dữ liệu, huấn luyện, đánh giá đến triển khai (MLOps). .

ai-dh-dl-bcl-4.jpg

Kỹ năng chuyên ngành theo định hướng:

AI trong tự động hóa: tập trung điều khiển thông minh, thị giác máy tính, robot, dự đoán và tối ưu hiệu suất thiết bị qua dữ liệu cảm biến (IoT/SCADA).

AI trong năng lượng: phân tích dữ liệu đo đếm, tối ưu hóa tiêu thụ, dự báo phụ tải và năng lượng tái tạo, vận hành nhà máy điện thông minh.

Kỹ năng mềm và tư duy phản biện: làm việc nhóm liên ngành, trình bày kỹ thuật, tư duy thuật toán, phân tích hệ thống... được tích hợp trong từng môn học, tình huống thực tế.

AI là ngành học liên ngành, yêu cầu tư duy trừu tượng, sáng tạo và logic cao. Do đó, các bạn trẻ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ bậc phổ thông: học tốt môn toán, rèn luyện tư duy thuật toán, giỏi ngoại ngữ, say mê khám phá và dấn thân với công nghệ.

PGS-TS Nguyễn Hữu Đức cũng đánh giá cao các chương trình STEM tại trường phổ thông hiện nay và kêu gọi nhà trường, phụ huynh tiếp tục khuyến khích học sinh trải nghiệm STEM, định hướng sớm các ngành công nghệ số then chốt như AI, máy tính, vi mạch bán dẫn...

Sinh viên tốt nghiệp ngành AI tại EPU có thể đảm nhiệm các vị trí kỹ sư vận hành, phân tích, thiết kế hệ thống thông minh trong các lĩnh vực năng lượng, sản xuất công nghiệp, logistics, y tế, công nghệ cao, hoặc tiếp tục phát triển ở mảng nghiên cứu (R&D) và đổi mới sáng tạo.

“Các bạn trẻ phải đam mê, chăm chỉ, và có lộ trình cùng các thầy cô cùng hoàn thành. Nền tảng đầu vào ngành rất quan trọng, yêu cầu về môn toán là tiên quyết. Khi ra trường, cơ hội việc làm rộng mở, vị trí phong phú, lương hấp dẫn”, PGS TS Nguyễn Hữu Đức chia sẻ.

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong kỷ nguyên số và xu thế phát triển kinh tế xanh, bền vững, nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược của các doanh nghiệp. Nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa nhà trường – sinh viên – doanh nghiệp, Trường Đại học Điện lực thường xuyên tổ chức các hoạt động hướng nghiệp thiết thực, góp phần kết nối hiệu quả với nhà tuyển dụng, đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên và đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động trẻ, trình độ cao cho các doanh nghiệp.

Trang Nguyễn