An ninh trật tự

Chiêu trò lừa đảo mới núp bóng cập nhật địa giới hành chính

Ngọc Minh 03/07/2025 - 16:17

Ngày 3/7, Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh TP Huế phát đi cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, núp bóng việc điều chỉnh địa giới hành chính nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Theo ghi nhận, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng nhiều phương thức giả mạo khác nhau, đánh vào tâm lý lo lắng và thiếu thông tin của người dân trong bối cảnh có thay đổi về địa giới hành chính.

f25fc55e2910c04e9901.jpg
Cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mới và tinh vi núp bóng việc điều chỉnh địa giới hành chính

Một số chiêu trò phổ biến gồm: Giả danh nhân viên điện lực, gọi điện yêu cầu người dân cập nhật thông tin thanh toán tiền điện do thay đổi địa giới; Giả mạo cơ quan thuế, yêu cầu người dân gửi CCCD, giấy phép đăng ký kinh doanh để “cập nhật địa chỉ mới”;

Giả danh cơ quan bảo hiểm xã hội, công an, UBND, viện lý do thông tin CCCD không khớp, yêu cầu gửi ảnh chụp giấy tờ hoặc truy cập các đường link giả mạo có giao diện giống cơ quan nhà nước; Giả danh đơn vị tổ chức hội nghị liên quan sáp nhập tỉnh, xã/phường, mời tài trợ, kêu gọi doanh nghiệp đóng góp quà tặng; Gửi đường link cài đặt ứng dụng lạ, dụ người dân cấp quyền điều khiển điện thoại từ xa để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng...

Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh TP. Huế cho biết, người dân có thể nhận diện sớm các hình thức lừa đảo này thông qua một số đặc điểm như:

Đối tượng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm như CCCD, số tài khoản ngân hàng, mã OTP; Giao diện web hoặc ứng dụng rất giống với cơ quan chính thống, nhưng có tên miền lạ hoặc sai lệch nhỏ (ví dụ: .org.vn thay vì .gov.vn);

Số điện thoại lạ gọi đến, thường thúc giục, đe dọa hoặc tạo cảm giác khẩn cấp để ép người nghe phải làm theo; Hướng dẫn người dân tự thao tác trên điện thoại nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với cơ quan chức năng; Yêu cầu cài đặt ứng dụng từ nguồn ngoài App Store/CH Play, đồng thời đề nghị cấp quyền truy cập cao như điều khiển điện thoại, truy cập tin nhắn, danh bạ…

Trước thực trạng trên, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân, không chia sẻ mã OTP, mật khẩu hay bất kỳ thông tin cá nhân nào qua điện thoại, tin nhắn; hạn chế lưu thông tin ngân hàng trên điện thoại và không đăng nhập ngân hàng qua thiết bị lạ; chỉ tải ứng dụng từ kho chính thức như App Store hoặc Google Play;

Kiểm tra kỹ tên miền, giao diện trang web, không truy cập vào các link đáng ngờ được gửi qua tin nhắn hoặc email; sử dụng bảo mật sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt) cho các ứng dụng tài chính; tuyệt đối không cung cấp thông tin theo yêu cầu từ các cuộc gọi nghi vấn, dù người gọi tự xưng là cán bộ nhà nước.

Trong mọi trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an địa phương hoặc liên hệ Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh TP. Huế để được hỗ trợ và xác minh thông tin.

Một số chiêu trò phổ biến gồm: Giả danh nhân viên điện lực, gọi điện yêu cầu người dân cập nhật thông tin thanh toán tiền điện do thay đổi địa giới; Giả mạo cơ quan thuế, yêu cầu người dân gửi CCCD, giấy phép đăng ký kinh doanh để “cập nhật địa chỉ mới”;

Giả danh cơ quan bảo hiểm xã hội, công an, UBND, viện lý do thông tin CCCD không khớp, yêu cầu gửi ảnh chụp giấy tờ hoặc truy cập các đường link giả mạo có giao diện giống cơ quan nhà nước; Giả danh đơn vị tổ chức hội nghị liên quan sáp nhập tỉnh, xã/phường, mời tài trợ, kêu gọi doanh nghiệp đóng góp quà tặng; Gửi đường link cài đặt ứng dụng lạ, dụ người dân cấp quyền điều khiển điện thoại từ xa để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.

Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh TP. Huế cho biết, người dân có thể nhận diện sớm các hình thức lừa đảo này thông qua một số đặc điểm như:

Đối tượng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm như CCCD, số tài khoản ngân hàng, mã OTP; Giao diện web hoặc ứng dụng rất giống với cơ quan chính thống, nhưng có tên miền lạ hoặc sai lệch nhỏ (ví dụ: .org.vn thay vì .gov.vn);

Số điện thoại lạ gọi đến, thường thúc giục, đe dọa hoặc tạo cảm giác khẩn cấp để ép người nghe phải làm theo; Hướng dẫn người dân tự thao tác trên điện thoại nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với cơ quan chức năng; Yêu cầu cài đặt ứng dụng từ nguồn ngoài App Store/CH Play, đồng thời đề nghị cấp quyền truy cập cao như điều khiển điện thoại, truy cập tin nhắn, danh bạ…

Trước thực trạng trên, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân, không chia sẻ mã OTP, mật khẩu hay bất kỳ thông tin cá nhân nào qua điện thoại, tin nhắn; hạn chế lưu thông tin ngân hàng trên điện thoại và không đăng nhập ngân hàng qua thiết bị lạ; chỉ tải ứng dụng từ kho chính thức như App Store hoặc Google Play;

Kiểm tra kỹ tên miền, giao diện trang web, không truy cập vào các link đáng ngờ được gửi qua tin nhắn hoặc email; sử dụng bảo mật sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt) cho các ứng dụng tài chính; tuyệt đối không cung cấp thông tin theo yêu cầu từ các cuộc gọi nghi vấn, dù người gọi tự xưng là cán bộ nhà nước.

Trong mọi trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an địa phương hoặc liên hệ Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh TP Huế để được hỗ trợ và xác minh thông tin.

Ngọc Minh