Thông tin doanh nghiệp

Phát triển đô thị đa tiện ích: Nam Hà Nội thành bến đỗ đón nhân lực chất lượng cao

PV 21/04/2025 - 20:19

Hàng loạt đơn vị y tế, giáo dục hàng đầu cả nước đổ về phía Nam Hà Nội để xây dựng cơ sở 2, báo hiệu một tương lai tươi sáng khi khu vực này vươn mình thành “nam châm” hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nằm trên trục giao thông Bắc-Nam huyết mạch, là “cầu nối” quan trọng giữa Thủ đô và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Hà Nam đang nổi lên thành cực tăng trưởng mới phía Nam Thủ đô. Trong quý I/2025, GRDP của tỉnh ước đạt 13.906,4 tỷ đồng, tăng 10,54%, đứng thứ 5 vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 9 toàn quốc – một minh chứng cho sức bật kinh tế mạnh mẽ. Từ “công xưởng vệ tinh”, Hà Nam đang dần định hình vị thế là một trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ mới phía Nam Hà Nội.

Khi tâm điểm đầu tư dồn về vùng cửa ngõ phía Nam thủ đô

Trong một động thái mạnh mẽ thể hiện tham vọng phát triển đột phá, ngay đầu tháng 4, tỉnh đã thông qua Nghị quyết về cam kết hỗ trợ 2.900 tỷ đồng vốn ngân sách cho ĐH Kinh tế Quốc dân, trường ĐH Giao thông Vận tải, trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Bệnh viện Bạch Mai để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo tại Khu Đại học Nam Cao. Tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí GPMB.

ha-tang-do-thi-dai-hoc-nam-cao.jpg
Hạ tầng khu đại học Nam Cao đang hoàn thiện để “đón” các trường đại học lớn

Đánh giá về thuận lợi khu vực cửa ngõ phía Nam thủ đô khi xây dựng cơ sở 2 trong thời gian tới, PGS, TS Nguyễn Thanh Chương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Giao thông vận tải, khẳng định: “Trường ĐH Giao thông vận tải được xác định là một trong những trường trọng điểm về giao thông vận tải của cả nước. Thời gian tới, Hà Nam sẽ là cơ hội để nhà trường thực hiện mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng, quy mô đào tạo; đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực giao thông vận tải.”

Những năm gần đây, Hà Nam chứng kiến sự bứt phá hạ tầng giao thông nhờ hàng loạt dự án đầu tư bài bản. Điển hình là nút giao Phú Thứ – “cửa ngõ” của tỉnh, với kinh phí 1.400 tỷ đồng, dự kiến khánh thành vào năm 2025, mở ra bước ngoặt lớn cho giao thương. Cùng với đó, các tuyến đường huyết mạch như cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, quốc lộ 1A mở rộng, quốc lộ 21B, tuyến tránh Phủ Lý….tạo nên mạng lưới giao thông liền mạch, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển, tăng cường kết nối khu vực lân cận.

nut-giao-phu-thu-nam-ha-noi-2-.jpg
Nút giao Phú Thứ 3 tầng, kết nối cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình với Vành đai 5, dự kiến hoàn thành tháng 8/2025

Không dừng lại ở giao thông liên vùng, mạng lưới đường nội tỉnh cũng được cải tạo, hình thành những “mạch máu” kết nối chặt chẽ giữa các KCN, đô thị, trung tâm hành chính, y tế, giáo dục, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện của Hà Nam. Cùng các dự án đang dần thành hình trong tương lai như tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, với ga Phủ Lý là điểm dừng quan trọng. Tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Phủ Lý chỉ còn 8 phút, mở ra cơ hội lớn cho logistics, du lịch và giao thương.

Khi thủ đô đối mặt với tình trạng quá tải dân số, chi phí đất đai tăng cao và tắc nghẽn giao thông, những thay đổi trên đã đưa Hà Nam thành thỏi nam châm hút dòng vốn đầu tư, liên tiếp đón các “đại bàng” đổ bộ. Chỉ trong quý I/2025, tỉnh đã đón 32 dự án mới, tăng 188% so với cùng kỳ.

Một cơ sở đào tạo đang hoạt động tại khu đại học Nam Cao

Từ làn sóng dịch chuyển, Hà Nam dự báo sẽ đón nhu cầu gia tăng về nhà ở cho chuyên gia, kỹ sư, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Khi việc đi làm ở thành phố nhưng sinh sống tại cửa ngõ không còn là vấn đề khó khăn bởi giao thông rất thuận lợi. Theo các chuyên gia bất động sản, tư duy chọn nơi an cư đã có sự dịch chuyển, nếu trước kia "nhất vị - nhị hướng" thì nay yếu tố quan trọng đầu tiên mà người mua quan tâm chính là chất lượng sống.

Đô thị đa tiện ích – Chiến lược giữ chân người lao động

Liên tiếp các đơn vị y tế và giáo dục hàng đầu cả nước lên kế hoạch xây dựng cơ sở 2 tại Hà Nam để giảm tải cho nội đô Hà Nội. Kết nối trực tiếp với khu Đại học Nam Cao là dự án đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City với hệ tiện ích “all in one” do Sun Group đầu tư tại Phủ Lý.

tien-do-sun-urban-city-t4-2025.jpg
Đô thị Sun Urban City phía Nam Hà Nội dần hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu cho nhân lực chất lượng cao

Tọa lạc tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô, Sun Urban City Hà Nam giữ vai trò kết nối chiến lược với các trục giao thông trọng điểm trong vùng. Trên diện tích gần 420 ha, dự án đang dần hình thành một đô thị đa tiện ích với hệ thống hạ tầng được đầu tư bài bản. Nhiều hạng mục chủ chốt đã và đang hoàn thiện, như trục đại lộ lễ hội rộng 150 m, dài 1,5 km – nơi sẽ tổ chức các sự kiện văn hóa, nhạc nước và pháo hoa cuối tuần; Công viên nước Sun World dự kiến đón khách vào dịp 30/4. Đặc biệt, cư dân sẽ sớm được thụ hưởng hệ thống y tế toàn diện khi hai bệnh viện lớn là Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 dự kiến vận hành cuối năm nay. Đặc biệt, Sun Urban City là mảnh ghép quan trọng nhất trong siêu đô thị nghỉ dưỡng Sun Mega City 1.690 ha mà Sun Group đang đầu tư mạnh mẽ.

sun-world-ha-nam-t4-2025.jpg
Công viên Sun World dự kiến ra mắt dịp 30/4, 1/5 bổ sung tiện ích cho cư dân khu vực này

Với mục tiêu không chỉ đạt tăng trưởng kinh tế hai con số mà còn trở thành trung tâm kinh tế, xã hội trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng, theo ông Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, việc xây dựng hệ sinh thái đô thị chất lượng cao là yếu tố cốt lõi.

“Chúng tôi nhận thức rõ rằng, ngoài môi trường làm việc, nhà ở và an sinh xã hội là yếu tố quyết định để thu hút và giữ chân nhân tài. Tại lễ khởi công dự án nhà ở xã hội thuộc đại đô thị Sun Urban City và hạ tầng Khu Đại học Nam Cao, tỉnh đã cam kết giải quyết bài toán này. Chúng tôi đã quy hoạch các vị trí thuận lợi để bố trí nhà ở cho giảng viên, cán bộ của các trường đại học, đảm bảo họ có chỗ ở tiện nghi, yên tâm công tác”. – Ông Trương Quốc Huy, nhấn mạnh.

Các dự án đô thị tiện ích, đồng bộ không chỉ đáp ứng nhu cầu nhà ở mà còn đảm bảo môi trường sống, cộng đồng gắn kết và cơ hội việc làm. Nhà ở cho công nhân, sinh viên tại các đô thị vệ tinh cần phát triển song hành với khu công nghiệp, công nghệ cao và khu đại học để thúc đẩy hình thành đô thị bền vững.

PV