CDC Quảng Ninh khuyến cáo người dân chủ động phòng chống cúm mùa
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh, từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 923 ca mắc cúm, giảm 22 trường hợp so với cùng kỳ năm 2024.
Theo Bộ Y tế, năm 2024 ghi nhận 289.876 ca cúm mùa, 8 ca tử vong. Số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), nhưng số ca tử vong tăng 5 trường hợp.
Các chuyên gia cảnh báo, người có bệnh nền, cao tuổi, suy giảm miễn dịch cần đặc biệt cẩn trọng.
Hệ thống giám sát của Bộ Y tế ghi nhận cúm mùa bùng phát mạnh tại Nhật Bản.
Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản cho biết, từ 2/9/2024 – 26/1/2025, nước này có khoảng 9,5 triệu ca cúm, riêng tuần cuối năm 2024 hơn 317.000 ca. Chủ yếu do cúm A gây ra nhưng nguy cơ bùng phát cúm B vẫn tồn tại.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo nhiều quốc gia Bắc bán cầu đang gia tăng ca bệnh hô hấp cấp do cúm mùa, RSV, hMPV, mycoplasma pneumoniae vào cuối năm.
Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh, từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 923 ca mắc cúm, giảm 22 trường hợp so với cùng kỳ năm 2024 và tăng hơn so với số ca mắc ghi nhận trong tháng 12/2024.
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.
Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.
Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 - 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm.
Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 - 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm.
Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Diễn biến thời tiết đặc trưng mùa Đông Xuân ở miền Bắc với khí hậu gió mùa lạnh, hanh khô, nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan qua đường hô hấp như bệnh cúm mùa.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, CDC Quảng Ninh khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
Tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. Vắc-xin cúm giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại các chủng vi rút cúm phổ biến, giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nghiêm trọng.
Người cao tuổi và những người có bệnh nền nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm.
Việc kiểm soát tốt các bệnh nền như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp rất quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ chuyển nặng khi mắc cúm.
Người cao tuổi cần duy trì chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý và tuân thủ điều trị đúng đắn theo chỉ định của bác sĩ.
Duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, giữ ấm cơ thể vào mùa đông và tránh tiếp xúc với những người bị cúm.
Nếu có triệu chứng cúm, người cao tuổi cần đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Việc sử dụng thuốc kháng vi rút trong giai đoạn sớm có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng, tuy nhiên cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Cúm mùa không phải là một bệnh nhẹ đối với người lớn tuổi có bệnh nền. Bệnh có thể tiến triển nhanh và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Vì vậy, người cao tuổi và những người có bệnh nền cần chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp như tiêm vắc-xin cúm, kiểm soát bệnh nền, duy trì sức khỏe tốt và điều trị kịp thời khi có triệu chứng cúm.