Hương vị núi rừng trong món moọc rêu ngày Tết
Với đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An, ngày Tết không chỉ là dịp sum vầy, mà còn là cơ hội để thưởng thức những món ăn truyền thống mang đậm hương vị núi rừng. Trong số những đặc sản độc đáo đó, không thể không nhắc đến món moọc rêu – một món ăn dân dã nhưng có cách chế biến hết sức công phu.
Với đồng bào người Thái, moọc rêu là món ăn thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết, dùng đãi khách như một biểu tượng cho sự gắn kết và màu xanh của rêu tượng trưng cho sự sống tràn đầy.
Cách chế biến moọc rêu rất kỳ công và đòi hỏi nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trước hết, việc lấy rêu rất vất vả, người dân thường phải trèo đèo, lội suối, tìm đến những khu vực nước sâu, có dòng chảy xiết để thu hoạch rêu non, tươi ngon và ít cát sạn nhất.
Sau khi lấy được rêu, việc làm sạch cũng đòi hỏi sự khéo léo và tính nhẫn nại. Rêu sẽ được giã bằng đá cuội để loại bỏ tạp chất, sau đó rửa lại nhiều lần dưới vòi nước chảy cho đến khi rêu sáng xanh và nước trong veo.
Moọc rêu không chỉ là món ăn mang hương vị đồng bản mà còn được người Thái coi như một bài thuốc dân gian, giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe.
Trong những ngày Tết, khi gia đình quây quần bên bữa cơm, đĩa moọc rêu thơm ngon không chỉ là món ăn mà còn là biểu tượng cho tình cảm và nét đẹp văn hóa của người Thái.
Du khách khi ghé thăm miền Tây Nghệ An không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn độc đáo này.