Văn hóa - Du lịch

Lễ Thượng Tiêu đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Ngọc Minh 22/01/2025 - 13:48

Sáng 22/1 (nhằm ngày 23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trân trọng tổ chức Lễ Thượng Tiêu – một nghi thức truyền thống của triều Nguyễn, đánh dấu thời khắc khởi đầu cho dịp nghỉ Tết Nguyên đán.

Lễ thượng Tiêu là lễ hội truyền thống được tổ chức bắt nguồn từ thời nhà Nguyễn, bên trong Hoàng cung, ngày nay là Cố đô Huế. Lễ hội mang không khí đón Tết với sắc màu truyền thống của người Việt xưa.

474120077_1162462035883940_1680595950096560364_n.jpg
Lễ Thượng Tiêu – một nghi thức truyền thống của triều Nguyễn, đánh dấu thời khắc khởi đầu cho dịp nghỉ Tết Nguyên đán (Ảnh: TTBTDT)

Lễ Thượng Tiêu – nghi thức dựng cây nêu trước Hoàng cung Huế, là dấu mốc khởi đầu cho Tết Nguyên Đán, báo hiệu một năm cũ sắp khép lại, mùa Xuân mới đang gõ cửa.

Cây nêu được dựng trong hoàng cung treo thêm ấn, tín, văn phòng tư bảo, đây đều là những vật biểu trưng cho việc phong ấn, đóng cửa kinh thành để nghỉ ngơi ngày Tết. Ngày 23 âm lịch là ngày người dân cúng ông Táo lên chầu trời cũng là ngày cây nêu được dựng lên, đánh dấu thời điểm Tết đã đến.

474565741_1162461755883968_6749925204284866408_n.jpg
Đội vệ binh được phân công khiêng và thượng nêu (Ảnh: TTBTDT)

Theo quan niệm và niềm tin dân gian thì cây nêu có tác dụng xua đuổi tà ma, xua tan hết những xui rủi của năm cũ để đón năm mới may mắn, an lành.

474588605_1162460915884052_7054587451074643824_n.jpg
Gắn ấn, tín, văn phòng tư bảo lên cây nêu (Ảnh: TTBTDT)

Lễ thượng Tiêu với cây nêu dựng từ ngày 23 báo hiệu thời gian nghỉ Tết đã đến. Ngày mùng 7 tháng chạp thì được gỡ xuống để thông báo kết thúc kỳ nghỉ, tất cả dân chúng bắt đầu lại công việc.

474172800_1162461599217317_5079096707329960209_n.jpg
474525193_1162461375884006_4486960136092624902_n.jpg
Du khách thích thú khi xem lễ thượng Tiêu phục dựng tại Đại nội Huế (Ảnh: TTBTDT)

Đến ngày nay, lễ thượng Tiêu đã trở thành một phần bản sắc của xứ Huế. Việc phục dựng lễ hội đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện văn hóa truyền thống, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của mảnh đất Cố đô.

Ngọc Minh