Kinh tế

Việt Nam là 1 trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới

Hằng Phạm 23/11/2024 - 14:08

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 354 tỷ USD hàng hóa, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.

Đồ thị 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn cầu đạt 23,8 nghìn tỷ USD, giảm 5% so với năm trước. Nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc với kim ngạch 3,4 nghìn tỷ USD trong năm ngoái, cao hơn gần 1,4 nghìn tỷ USD so với Mỹ. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc gần chạm mức cao nhất mọi thời đại vào khoảng 500 tỷ USD hàng hoá sang Mỹ.

Mỹ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới gần nhất là vào năm 1979. Nhưng từ đó đến nay, nước này chứng kiến thâm hụt thương mại ngày càng lớn. Dù vậy, xuất khẩu năng lượng - mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ - đã chuyển từ thâm hụt sang thặng dư trong thập kỷ qua. Năm 2023, thặng dư thương mại ròng của mặt hàng năng lượng Mỹ là 65 tỷ USD. Sản lượng năng lượng nội địa tăng đáng kể đã giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới tránh được các cú sốc giá dầu như cú sốc xảy ra do chiến tranh Nga-Ukraine.

Đức là nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, với kim ngạch năm 2023 tăng 1% so với năm trước dù tăng trưởng kinh tế âm. Nền kinh tế phụ thuộc lớn vào công nghiệp này chịu tác động nặng nề khi giá dầu tăng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí phải dừng sản xuất.

Năm 2023, Đức xuất khẩu 160 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này. Tuy nhiên, con số này có thể giảm tới 15% nếu các đề xuất tăng thuế quan của ông Trump có hiệu lực. Trong đó, ngành ô tô và dược phẩm sẽ bị tác động lớn nhất, với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ được dự báo sẽ lần lượt giảm 32% và 35%.

Việt Nam cũng là 1 trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23.

Hằng Phạm