Bài 4: Sứ mệnh khơi thông các vướng mắc trong thể chế
Song song với những vướng mắc còn tồn đọng là khát khao nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động giải trình. Từ đó, khơi thông những bất cập gốc rễ, tạo hướng đi bứt phá, kiến tạo phát triển, không để lỡ thời cơ phát triển, “tìm ra con đường đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định.Song song với những vướng mắc còn tồn đọng là khát khao nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động giải trình. Từ đó, khơi thông những bất cập gốc rễ, tạo hướng đi bứt phá, kiến tạo phát triển, không để lỡ thời cơ phát triển, “tìm ra con đường đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định.
Song song với những vướng mắc còn tồn đọng là khát khao nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động giải trình. Từ đó, khơi thông những bất cập gốc rễ, tạo hướng đi bứt phá, kiến tạo phát triển, không để lỡ thời cơ phát triển, “tìm ra con đường đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định.
Từng bước khơi thông những
bất cập
Trao đổi với nhóm tác giả, PGS.TS. Đặng Văn Thanh, chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp, đặc biệt là việc hoàn thiện thể chế pháp lý nhằm tháo gỡ khó khăn đối với hoạt động giải trình.
Theo PGS.TS. Đặng Văn Thanh, thể chế trước khi Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH15 ra đời chỉ quy định sơ khai về trình tự, thủ tục thay vì nguyên tắc hoạt động giải trình, tiêu chí lựa chọn vấn đề được giải trình, phạm vi, người được yêu cầu giải trình. Có thể nói, thể chế là một trong ba điểm nghẽn mà như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Nếu không tăng tốc khắc phục, cải cách thể chế cho chuẩn hóa sẽ không có nền móng cho sự phát triển và kiến tạo. Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 ra đời với sứ mệnh trước lịch sử và tương lai về việc khơi thông các vướng mắc trong thể chế, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Theo chuyên gia, thời gian qua, kể từ khi Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH15 ban hành, hoạt động giải trình đã được cải thiện rõ rệt, thực hiện bài bản, nề nếp, tạo những chuyển biến tích cực và kết quả ban đầu quan trọng, góp phần củng cố, nâng cao ý chí, niềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đã nhấn mạnh kết quả các phiên giải trình đã mang lại hiệu quả thiết thực nhưng ông cũng thừa nhận số lượng phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc còn hạn chế, các hoạt động theo dõi, đôn đốc thực hiện cam kết sau giải trình vẫn chưa được quan tâm. Điểm tích cực theo ông là Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 đã tháo gỡ khó khăn về đối tượng mời tham dự phiên giải trình. Nếu trước đây chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước, người được trao quyền thì nay đã có cơ sở pháp lý về người được yêu cầu tham gia giải trình quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết.
Nhiều đại biểu Quốc hội cũng đồng tình cho rằng, hoạt động giải trình tại các phiên họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đang dần tăng mạnh không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng, đặc biệt tinh thần đổi mới trong hoạt động giám sát, hoạt động giải trình tại Kết luận số 843-KL/ĐĐQH15. Việc cơ sở xây dựng Nghị quyết xuất phát từ tổng kết thực tiễn, cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm điều trần của một số nghị viện của các nước trên thế giới do Viện Nghiên cứu lập pháp tổng hợp, phân tích.
Như vậy, việc khơi thông thể chế về hoạt động giải trình không chỉ xây nền móng vững chắc cho hoạt động giám sát nói chung, hoạt động giải trình nói riêng mà còn “đi trước một bước”, chuẩn bị từ xa, từ sớm và kỹ lưỡng, quán triệt tinh thần đổi mới của Nghị quyết ngay khi chỉ mới là Dự thảo.
Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội
Qua trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyên gia về chính sách và quản lý nhà nước, nhóm tác giả đã ghi nhận nhiều đề xuất giải pháp hiệu quả và thiết thực nhằm giải quyết khó khăn đối với hoạt động giải trình.
Theo ông Nguyễn Văn Hiển, mục tiêu của Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 không chỉ đơn thuần là công cụ giám sát mà còn để huy động trí tuệ, tâm huyết của các cơ quan, tổ chức, cá nhân “có tâm, có tầm”, đặc biệt các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu … "Một phiên giải trình muốn đạt được kết quả khả quan thì bắt buộc phải có báo cáo bổ sung từ các chủ thể liên quan đến phiên giải trình. Đồng thời, vì nội dung, phạm vi giải trình khá rộng nên dù đây là phiên giải trình tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, nhưng cần phải có sự tham gia của các cán bộ Ban ngành, địa phương để phát biểu, đối thoại theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Nghị quyết", ông Hiển nói.
Viện trưởng Hiển cũng cho rằng, chỉ khi có sự chuẩn bị đầy đủ về thể chế, con người tham gia phiên giải trình và các vấn đề cần giải trình “đúng”, “trúng” thì mới thực sự tháo gỡ những ách tắc, khó khăn phát sinh từ thực tế ở địa phương. Cần hơn hết chính là người được giải trình phải đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân, nhận thức rõ mặt tích cực và những thiếu sót cần khắc phục, tránh tình trạng trả lời chung chung, hời hợt, đùn đẩy trách nhiệm.
Theo ông, Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 đã tạo cơ hội để chủ thể “được nói, được giải trình”, khiến cho phiên giải trình trở nên bài bản, sinh động và có tầm nhìn chiến lược về việc giải trình trước cử tri, tăng cường tính minh bạch, tranh thủ sự ủng hộ của người dân. Cơ chế giải trình là “tấm khiên” mang tính phản biện, đối thoại với cử tri và tháo gỡ các khó khăn tồn đọng. Đồng thời, hoạt động giải trình vừa chuyên sâu vừa linh hoạt, đặt ra nhiều thách thức và khó khăn yêu cầu nâng cao trách nhiệm của không chỉ người tham gia phiên giải trình mà còn trách nhiệm của cử tri cả nước.
Ngoài ra, mục đích của các phiên giải trình là phải ra được kết luận cụ thể, nếu chỉ giải trình, giám sát xong mà không có kết luận thì không có hiệu lực. Tại Khoản 3, Điều 7, Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 quy định: “Đề nghị Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xem xét lại nội dung dự thảo kết luận vấn đề được giải trình trước khi thông qua; trường hợp không tán thành với kết luận vấn đề được giải trình và có căn cứ xác định kết luận vấn đề được giải trình chưa khách quan, chưa đúng thực tế thì tự mình hoặc báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại kết luận vấn đề được giải trình”.
Như vậy, tầm quan trọng của việc tăng cường hoạt động theo dõi, tái giám sát sau khi kết luận phiên giải trình cũng quan trọng không kém tầm quan trọng của việc đưa ra kết luận cụ thể.
Tại Khoản 2, Điều 17 Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 quy định rõ về việc những trường hợp không thực hiện báo cáo giải trình hoặc chậm thực hiện những vấn đề giải trình thì phải làm rõ trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện chậm muộn, không đảm bảo nội dung theo quy định.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giải trình
Trong thời đại 4.0 ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giải trình sẽ góp phần định hướng nâng cao chất lượng giải trình chủ động, rành mạch, nhạy bén, chuyên sâu trước cử tri. Mặt khác, nếu chúng ta tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (Al) một cách hiệu quả nhằm tự động hóa quy trình từ thu thập dữ liệu đến báo cáo sẽ giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót do con người tạo ra.
Trao đổi với nhóm tác giả, nhiều chuyên gia đề xuất nên xây dựng kho dữ liệu toàn diện liên quan đến hoạt động giải trình, nơi mà cử tri, đại biểu Quốc hội có thể tham khảo, trích xuất các nội dung trong phiên giải trình một cách hệ thống theo từng lĩnh vực, từng địa phương và mốc thời gian cụ thể.
Tiếp tục mở rộng phạm vi, chất lượng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) trong công tác tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để cử tri không có mặt tại phiên giải trình có cơ hội được theo dõi, giám sát.
Một ví dụ tiêu biểu về sự quan tâm của truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin như phiên giải trình phát trực tiếp (livestream) của Thường trực HĐND Quảng Ngãi tại Kênh Youtube “Truyền hình Quảng Ngãi” với hơn 1.300 lượt xem ngày 23/08/2024.
Để tăng cường công tác tuyên truyền các hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, phải khai thác triệt để thế mạnh của mạng xã hội. Theo thống kê đầu năm 2023, Việt Nam đang có hơn 70 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 79,1% tổng dân số. Vì vậy, các phiên giải trình nên phát trực tiếp cùng lúc ở nhiều nền tảng mạng xã hội như Youtube, Tiktok, Facebook, Instagram, …để tiếp cận với nhiều các nhóm tuổi đa dạng trong xã hội.
Năm 2024 là năm đầu tiên áp dụng của Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH15 về hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những khó khăn phía trước, nhưng nếu nắm bắt thời cơ, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, nhận thức đúng đắn về sứ mệnh của Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH1 về nâng cao chất lượng giải trình, xây dựng một niềm tin tích cực “non cao cũng có đường trèo/đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi” thì ắt sẽ đạt được những kết quả vượt ngoài mong đợi.
Thực hiện: Trung úy Nguyễn Nhật Anh - Trung úy Nguyễn Thị Khánh Hà - Thanh Trà
Ảnh: Báo Công lý - Quochoi.vn - Bloomberg