Đẩy nhanh tiến độ dự án giao thông nghìn tỷ trọng điểm liên kết vùng
Tại Thái Nguyên, các công trình trọng điểm kết nối vùng được nhân dân đặc biệt quan tâm như triển khai 6 dự án giao thông trọng điểm như: Dự án Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc, Dự án Đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên,...
Với phương châm “giao thông đi trước mở đường”, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang đặc biệt chú trọng tính liên kết, kết nối vùng trong phát triển hạ tầng giao thông nhằm khai thác lợi thế thúc đẩy nhanh tăng trưởng ở các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch...
Theo đó, quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023. Theo quy hoạch được phê duyệt, phương án phát triển mạng lưới giao thông tỉnh Thái Nguyên
Từ định hướng và tầm nhìn, hạ tầng giao thông Thái Nguyên những năm gần đây được đầu tư có trọng điểm, tăng khả năng kết nối vùng; được tỉnh xác định ưu tiên “đi trước” nhằm thu hút đầu tư, tạo sức bật mạnh mẽ, đưa Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.
Giai đoạn 2021 – 2025, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 dự án giao thông trọng điểm như:
Dự án Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc, với quy hoạch đường cấp II hoặc đường đô thị có chiều dài 54,7km, quy mô 4 làn xe. Dự án khởi công ngày 12/5/2022, dự kiến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2025; Giá trị khối lượng hoàn thành/giá trị hợp đồng là 1.424,23 tỷ đồng/2.535,716 tỷ đồng, đạt 56,17%.
Dự án Đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang), tuyến Quy hoạch là đường cao tốc (CT.39), quy mô 6 làn xe; Quy mô đầu tư: Phân kỳ đầu tư với quy mô đường cấp II, 4 làn xe. Dự án khởi công ngày 02/01/2023, dự kiến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2025. Giá trị khối lượng hoàn thành/Giá trị hợp đồng: 165,54/ 336 tỷ đồng, đạt 49,2%.
Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Km31 (Quốc lộ 3) đến Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa (Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh) (Dự án đầu tư nâng cấp đường tỉnh ĐT.264) (đoạn từ ngã ba Quán Vuông đến ngã ba Bình Yên) và ĐT.264B (đoạn từ ngã ba Bình Yên đến Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh). Quy mô đầu tư: Nâng cấp các đoạn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, 2 làn xe. Dự án khởi công ngày 01/10/2021, dự kiến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2025. Giá trị khối lượng hoàn thành/Giá trị hợp đồng (5 gói thầu đang thi công): 95,7/156,9 tỷ đồng, đạt 61%.
Về đường bộ, có 2 tuyến đường bộ cao tốc (CT.07 và CT.39), dài 108km, quy mô từ 4 - 6 làn xe; 6 tuyến đường quốc lộ (QL.3, QL.37, QL.1B, QL.3C, QL.17, đường Hồ Chí Minh) dài 199,35km, quy mô tối thiểu từ 2 - 4 làn xe; 20 tuyến đường tỉnh hiện có dài 375,82km, quy mô tối thiểu 2 làn xe; 15 tuyến đường tỉnh quy hoạch mới dài 203,13km, quy mô tối thiểu 2 làn xe; 5 tuyến đường trọng điểm dài 139,14km, quy mô từ 2 – 4 làn xe.
Từ các tuyến đường trên kết hợp hình thành 3 tuyến trục dọc, 4 tuyến trục ngang và 2 tuyến đường vành đai để kết nối giao thông giữa các khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với các tỉnh lận cận.
Về đường sắt, tuyến Hà Nội – Thái Nguyên: Đường đơn, khổ lồng (1.000mm và 1.435mm), chiều dài 55km; Tuyến Kép – Lưu Xá: Đường đơn, khổ 1.435 mm, chiều dài 56km; Quy hoạch tuyến từ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái.
Về đường thuỷ, tuyến trên sông Cầu (đoạn từ ngã ba sông Cầu – Công đến Hà Châu dài 21km), quy hoạch cấp III; Tuyến trên sông Công (đoạn từ ngã ba sông Cầu – Công đến Cải Đan dài 19km), quy hoạch cấp III, cấp IV.
Dự án Tuyến đường kết nối Quốc lộ 37 và đường tỉnh ĐT.269B tỉnh Thái Nguyên (Dự án đầu tư nâng cấp đường Cầu Mây – Tân Kim – Tân Thành, quy hoạch là tuyến đường tỉnh ĐT.266B). Quy mô đầu tư: Nâng cấp các đoạn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, 2 làn xe; Dự án khởi công ngày 27/12/2023, dự kiến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2025. Giá trị khối lượng hoàn thành/ Giá trị hợp đồng: 47,5/ 133,3 tỷ đồng, đạt 35,6%.
Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường nối ĐT.261 - ĐT.266 (giai đoạn 1). Theo quy hoạch tuyến có quy mô đường đô thị, bề rộng nền đường 47m, bề rộng mặt đường 31m. Quy mô đầu tư: Phân kỳ đầu tư 1/2 quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch đã được phê duyệt. Cụ thể: bề rộng nền đường 23,5m, bề rộng mặt đường 15,5m. Dự án khởi công ngày 30/12/2023, dự kiến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2025. Giá trị khối lượng hoàn thành/ Giá trị hợp đồng: 22,41/92 tỷ đồng, đạt 24,35%.
Dự án Xây dựng cầu An Long và đường kết nối tỉnh lộ ĐT.270 với tỉnh lộ ĐT.261 huyện Đại Từ. Quy mô đầu tư theo quy mô quy hoạch đã được phê duyệt: Bề rộng nền đường 27m, bề rộng mặt đường 20m. Tiến độ dự án theo Nghị quyết đã phê duyệt: năm 2022 - 2025; dự án dự kiến khởi công cuối năm 2024.
Hiện nay, các dự án đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều từ đầu năm đến nay mưa rất nhiều, đặc biệt vừa qua ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ngập lụt nghiêm trọng, làm gián đoạn thi công. Bên cạnh đó, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của các dự án trên chưa đáp ứng được tiến độ thi công; việc di chuyển hệ thống đường dây điện, đường cáp viễn thông còn chậm gây mất an toàn, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Trước thực trạng đó, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Thái Nguyên đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm đẩy nhanh tiến độ, giải quyết các tồn tại vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đảm bảo bàn giao 100% mặt bằng các dự án trong tháng 10/2024.