Hội thảo quốc tế về những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài
Chính trị - Ngày đăng : 19:26, 23/07/2016
Đến dự hội thảo có hơn 200 đại biểu và 20 diễn giả nổi tiếng, có uy tín về lĩnh vực chính trị, luật quốc tế và luật biển quốc tế đến từ các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học lớn như: Giáo sư, Tiến sĩ Erik Franckx, Trưởng khoa Luật quốc tế và Luật Châu Âu, Đại học Vrije Brussel (Bỉ), thành viên Tòa trọng tài thường trực La Hay (Hà Lan); Giáo sư, Tiến sĩ Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Jay Batongbacal, Giám đốc Học viện Các vấn đề Hàng hải và Luật biển, Đại học Philippines (UP); Giáo sư, Tiến sĩ Donald Rodthwell, Trưởng khoa Luật, Đại học Quốc gia Australia; Tiến sĩ Pavel Gudev, Viện nghiên cứu Primakov về kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế (IMEMO), Liên bang Nga; Giáo sư Gregory Rose, Đại học Wollongong, Australia; Giáo sư, Tiến sĩ Hideo Yamagata, Đại học Nagoya, Nhật Bản…
Giáo sư, Tiến sĩ Donald Rothwell
Hội thảo gồm 3 phiên thảo luận, trong đó: Phiên thứ nhất có chủ đề “Giải quyết tranh chấp bằng tài phán theo quy định của UNCLOS 1982”; phiên thứ hai có chủ đề “Giải quyết tranh chấp bằng thủ tục Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982"; phiên thứ 3 có chủ đề “Ảnh hưởng và tác động từ vụ kiện của Philippines đối với các quốc gia trong khu vực và thế giới”.
Nhiều biện pháp tư pháp giải quyết tranh chấp theo UNCLOS
Giáo sư, Tiến sĩ Donald Rothwell, Trưởng khoa Luật, Đại học Quốc gia Australia cho biết, Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 được biết đến nhờ Chương XV của Công ước quy định các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bắt buộc. Điều 287 cho phép các bên là quốc gia được lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp như Tòa án công lý quốc tế (ICJ), Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Hội đồng trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII hoặc phụ lục VIII.
Toàn cảnh hội thảo
Các quốc gia thường sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp này với thủ tục giải quyết bằng Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS), Hội đồng trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII. Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đã lựa chọn trọng tài theo Phụ lục VII và đề cử trọng tài cho mình đó là trọng tài Wolfrum (Đức) làm thẩm phán của Trọng tài quốc tế về Luật biển (ITLOS). Tuy nhiên, do Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện nên cơ chế mặc định theo Phụ lục VII được áp dụng, theo đó Chánh án ITLOS, lúc đó là thẩm phán Yanai (Nhật Bản) sẽ chỉ định các trọng tài còn lại. Mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, Tòa trọng tài vẫn mở theo cơ chế mặc định. Hệ quả của việc này là Philippines phải trả toàn bộ chi phí trọng tài, bao gồm cả chi phí cho các trọng tài viên.
Vào ngày 12/7/2016, phán quyết của Tòa trọng tài nhận xét liên quan đến các tranh chấp đất liền và tranh chấp biển. Giá trị của phán quyết có 2 vấn đề pháp lý phát sinh từ việc tuyên bố về Điều 298 của Trung Quốc bởi lẽ nó có liên quan đến việc phân định biên giới biển và quyền pháp lý mang tính lịch sử. Về quyền pháp lý mang tính lịch sử, Tòa đánh giá rằng bản chất yêu sách của Trung Quốc về “Đường chín đoạn” có phải là yêu sách mang tính lịch sử. Về vấn đề này, sau khi xem xét những ghi nhận và các tài liệu có liên quan, Tòa đưa ra kết luận đây không phải là yêu cầu pháp lý mang tính lịch sử mà cho rằng Tòa không có thẩm quyền căn cứ theo điểm a, khoản 1, Điều 289 quy định về phân định biên giới biển.
Tòa cho rằng Philippines không yêu cầu về vấn đề phân định biên giới giữa Philippines và Trung Quốc. Philippines đã thành công gần như hầu hết trong các tranh luận của mình. Điều đó kết luận rằng không có cở sở nào trong UNCLOS có “Đường chín đoạn” và cũng không có các đặc tính biển liên quan tại Biển Đông là các đảo mà là mõm đá theo quy định tại khoản 3, điều 121 UNLOS và việc khai khẩn đất cũng như xây dựng các đạo nhân tạo đã xâm phạm đến các quyền về môi trường của Philippines, và cho rằng Trung Quốc đã có các phương thức đánh bắt cá gây thiệt hại cho môi trường.
Trọng tài đã nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp mang tính pháp lý của UNLOS. Phán quyết theo Phụ lục VII năm 2015 và 2016 đã đưa ra những hướng dẫn mang tính giải thích cho những vấn đề về thủ tục lẫn nội dung liên quan đến khung giải quyết tranh chấp như trong quy định tại phần XV UNLOS, đặc biệt là liên quan đến sự thất bại của bên tham gia trình tự thủ tục theo phụ lục VII đối với việc chỉ định trọng tài, từ chối tham gia vụ kiện, tranh chấp có bao gồm cả biển và đất liền, Tuyên bố sự giải thích điều 298.
Trung Quốc rút khỏi UNLOS – Nên hay Không?
Giáo sư, Tiến sĩ Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia nhìn nhận, Trung Quốc đã nổi cơn thịnh nộ chống lại phán quyết mà nó chấp nhận hầu hết các yêu cầu của Philippines. Hiện tại, chính sách chính thức của Trung Quốc là từ chối chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài và xem thường toàn bộ quá trình tố tụng.
Giáo sư, Tiến sĩ Carl Thayer
Phản ứng của Trung Quốc không hẳn là sẽ tạo điều kiện cho các nguyên đơn khác. Các nguyên đơn khác sẽ muốn chờ đợi và xem mọi việc sẽ như thế nào trong vài tháng tới. Cần phải nhìn nhận rằng Việt Nam. Malaysia, Indenesia và Brunei sẽ được lợi từ phán quyết của Tòa trọng tài mà theo đó Trung Quốc không thể yêu sách các vùng biển vượt ra ngoài phạm vi cho phép của UNLOS. Nói cách khác, Tòa trọng tài đã bác bỏ sự mở rộng của “Đường lưỡi bò” vào trong 200 hải lý vùng EEZ của các quốc gia ven biển. Tất cả các nguyên đơn sẽ được lợi từ việc xác định rõ cái gì cấu thành đảo, đảo đá, bãi đá lúc nổi lúc chìm theo UNLOS. Điều này cung cấp cơ sở cho việc phân định ranh giới các vùng chồng lấn.
Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là họ cũng sẽ phải đảm bảo các yêu sách biển của mình phù hợp với UNLOS. Tất cả các nguyên đơn có khả năng cũng sẽ được hưởng từ phán quyết của Tòa trọng tài liên quan đến nghĩa vụ của quốc gia thành viên UNLOS trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển và cho cơ quan chức năng các quốc gia thực thi kiểm soát các hoạt động của tàu cá mang cờ quốc gia mình.
Trung Quốc rút khỏi UNLOS – Nên hay Không? Giáo sư, Tiến sĩ Carl Thayer dẫn lời TS. Guifang Xue, Giáo sư luật quốc tế trường luật KuGuan, Đại học JiaoTong ở Thượng Hải, được hỏi tại Hội nghị thường niên về Biển Đông lần thứ 6 của CSIS về các báo cáo rằng Trung Quốc đang cân nhắc để rút khỏi UNLOS. TS. Xue trả lời rằng: Đề nghị này lưu truyền trong phạm vi những người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan như là một phản ứng có thể hiểu được đối với phán quyết của Tòa trọng tài. Bà cũng lưu ý rằng vấn đề này chưa được nâng tầm quan trọng để được đưa vào chương trình nghị sự của các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Cá nhân bà hy vọng rằng áp lực dân tộc cực đoan sẽ không chiếm ưu thế. Trung Quốc sẽ được lợi khi tham gia vào UNLOS và đã có nhiều lợi ích trong hoạt động khai khoáng biển sâu. Nếu Trung Quốc rút khỏi UNLOS, Trung Quốc vẫn bị ràng buộc bởi những cam kết và nghĩa vụ mà Trung Quốc đã tham gia trước đó. Nếu Trung Quốc rút khỏi UNLOS, Trung Quốc sẽ có tình trạng giống như Hoa Kỳ. Trung Quốc vẫn thường lớn tiếng chỉ trích cái mà họ cho là thói đạo đức giả của Hoa Kỳ trong việc khẳng định những giải thích của mình đối với UNLOS trong khi Hoa Kỳ không phải là quốc gia thành viên công ước.
Cùng quan điểm này, các học giả tham gia hội thảo cho rằng Trung Quốc không thể rút khỏi UNLOS vì quyền lợi họ được hưởng quá nhiều khi tham gia UNLOS.