Đời sống

Hà Nội: Sân chơi công cộng đã thiếu còn “bị chiếm”

Dương Dũng 19/06/2024 14:44

Trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay có khoảng hơn 1.000 khu tập thể cũ, tương ứng với đó là số sân chơi công cộng dành cho các hộ gia đình, trẻ em. Tuy nhiên, rất nhiều những sân chơi đó đang bị chiếm dụng làm nơi buôn bán, họp chợ, trông xe..., trong khi nhu cầu sinh hoạt, vui chơi của các gia đình và trẻ em ngày một tăng cao.

Theo khảo sát của PV Báo Công lý, sân chơi của nhiều khu tập thể cũ tại Hà Nội đã bị các điểm buôn bán, họp chợ, trông xe... lấn chiếm. Sân chơi công cộng cho mọi người và trẻ em bị chiếm dụng không chỉ là đánh cắp không gian chung, mà còn gây ô nhiễm, làm mất mỹ quan khu tập thể.

Không gian công cộng hay khu vui chơi miễn phí cho trẻ em trong những khu dân cư, tập thể cũ của Hà Nội hầu như rất hiếm. Sân chơi vốn đã quá tải, cơ sở vật chất nghèo nàn, nay lại còn bị lấn chiếm sử dụng vào mục đích riêng. Thực trạng này cũng được nhiều phụ huynh, gia đình đang sinh sống tại các khu tập thể cũ phản ánh.

Các nghiên cứu khoa học đã nhấn mạnh, chơi là nhu cầu đầu tiên – thiết yếu nhất trong những năm đầu đời của trẻ nhỏ. Ngoài việc chơi trong nhà thì trẻ em cần những không gian ngoài trời để hít thở không khí trong lành, tăng cường vận động cũng như tăng khả năng giao tiếp với mọi người.

Thiếu sân chơi cho trẻ em trong các đô thị là vấn đề nhức nhối mà hàng chục năm qua người dân và các chuyên gia liên tục lên tiếng cảnh báo. Với mật độ dân cư đông, mật độ xây dựng cao, TP Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng thiếu quỹ đất cho sân chơi, vườn hoa.

Tình trạng này diễn ra khá phổ biến, khiến người già mất chỗ tập thể dục, trẻ em không còn chỗ chơi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hệ lụy khiến không ít trẻ thường xuyên tràn xuống lòng đường, vỉa hè để đá bóng, tập xe đạp, chơi cầu lông…, gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, các sân chơi đã và đang hoạt động thì phần lớn không được duy tu bảo trì thường xuyên, dẫn đến chất lượng xuống cấp và thiếu hấp dẫn. Trang thiết bị tại các sân chơi hầu hết nghèo nàn, lạc hậu, cũ kỹ hay hỏng hóc, khiến trẻ em không có hứng thú sử dụng, thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ.

Về mặt sân: Một số có chất lượng mặt sân xuống cấp, bị trũng nước khi trời mưa. Các vật liệu đang sử dụng (bê tông, gạch) đều là những bề mặt cứng, dễ gây tổn thương cho các em nhỏ khi vui chơi. Về đồ chơi cho trẻ em: Chỉ có một vài sân có đồ chơi trẻ em với số lượng ít, chất lượng thấp và tiếp cận bị cản trở.

Ông T.Q.T (người dân sống tại khu vực phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội), chia sẻ: “Tôi thấy hàng quán người ta bày bán ở sân chung này từ lâu rồi. Người ta bày bàn ghế tràn ra sân. Trẻ con vào sân chơi người ta còn mắng cho".

Bà N.T.N.D (người dân sinh sống tại khu vực phố Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội), cho biết: “Nhà tôi có nhiều cháu nhỏ, nhiều lúc muốn đưa cháu xuống sân trong mấy khu tập thể ở đây mà tìm chỗ chơi khó khăn quá. Khu vực để các thiết bị vui chơi đều bị chiếm dụng. Nhìn không gian các cháu cũng không muốn chơi nữa".

Trong mỗi dịp hè đến, anh N.T.V (sống tại một khu tập thể ở phường Thịnh Quang , quận Đống Đa, Hà Nội) lại đau đầu tìm chỗ vui chơi cho con. Anh V. cho biết, khu tập thể gia đình sinh sống đã bị tận dụng làm chỗ bán hàng ăn từ lâu. Tuy vậy, với mức thu nhập thấp, anh Xin đừng gọi anh là Liệt sỹ vô danh/Anh có tên như bao khuôn mặt khác. không thể cho con vào các khu trung tâm thương mại vui chơi đắt tiền nên cũng phải tranh thủ lúc nào các quán hàng chiếm dụng sân chơi vắng khách cho con xuống chơi. Anh chia sẻ. dù bức xúc và bất tiện nhưng không biết phải ý kiến với ai. Người già và trẻ nhỏ của gia đình anh không muốn lui tới khu vực sân chơi công cộng tại tập thể đang sinh sống thường xuyên vì môi trường ô nhiễm, phức tạp.

Ông T.V.P (người dân sinh sống tại một khu tập thể ở quận Đống Đa). cho biết: "Việc lấn chiếm, sử dụng lộn xộn khu vực sân chơi ở tập thể chủ yếu là do các hộ dân ở tầng một. Họ không có sân phơi, nên theo thói quen lâu năm họ nghiễm nhiên sử dụng không gian trước nhà để làm chỗ phơi quần áo. Nhiều hộ kinh doanh thì lấy sân chơi làm chỗ đỗ xe cho khách. Người dân trên tầng thì cũng để xe ngay ở sân cho tiện đi lại. Nhưng cũng phải chịu thôi, toàn người quen, hàng xóm cả”.

Quá trình đô thị hóa khiến nhiều không gian công cộng bị chuyển đổi công năng, trong đó có sân chơi dành cho trẻ. Các không gian chung đang bị chiếm dụng trở thành của riêng. Lấn chiếm sân chơi làm nơi để phơi đồ, tập kết hàng hóa để kinh doanh buôn bán, hình ảnh dễ thấy ở các khu tập thể cũ ở Hà Nội. Vì nhiều lí do mà người lớn sẵn sàng bỏ quên những lợi ích vốn thuộc về những đứa trẻ.

Những thiết bị vui chơi lúc thì bị vứt bỏ để tối ưu hóa không gian sử dụng. Khi thì bị chiếm dụng công khai trở thành một phần của những hàng quán mở ra.

Việc lấy lại sân chơi về cho con trẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng vì nó liên quan đến lợi ích của một số người dân.

Trong quy hoạch và kiến trúc đô thị, trẻ em là một trong những nhóm yếu thế dễ bị "lãng quên". Một mùa hè nữa đang đến và cơn "khát" không gian vui chơi của trẻ vẫn còn đó. Việc chiếm dụng sân chơi chung không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển của những mầm non tương lai của đất nước.

img_0959.jpg
Những khoảng không giữa các dãy nhà được xây dựng làm sân chơi chung cho trẻ và làm nơi tập thể dục cho người dân, nhưng nay đã bị lấp đầy bởi các điểm trông giữ xe, bán hàng, phơi quần áo...
img_0960.jpg
img_0961.jpg
img_0962.jpg
img_0963.jpg
img_0964.jpg
img_0966.jpg
img_0967.jpg
img_0968.jpg
img_0969.jpg
img_0970.jpg
img_0971.jpg
img_0972.jpg
Không những biến khu vui chơi thành nơi để xe, một số nhóm người lợi dụng khoảng trống thành chỗ kinh doanh, buôn bán.
img_0973.jpg
img_0974.jpg
img_0975.jpg
img_0976.jpg
img_0977.jpg
img_0978.jpg
img_0980.jpg
img_0981.jpg
img_0982.jpg
img_0983.jpg
img_0984.jpg
img_0985.jpg
img_0987.jpg
Những quán ăn, hàng nước mọc lên nhan nhản tại các sân chơi của khu tập thể. Các hàng ghế được bàn san sát ngay bên cạnh những đồ chơi khiến khung cảnh trở nên lộn xộn.
img_0988.jpg
img_0990.jpg
img_0992.jpg
img_0994.jpg
img_0995.jpg
img_0996.jpg
img_0997.jpg
img_0967(1).jpg

Dương Dũng