Vấn đề quan tâm

PCCC trong ngõ hẻm: Bài 2- Chuyên gia hiến kế những việc cấp thiết cần làm ngay

Tuấn Dũng + Đức Sơn 07/06/2024 09:44

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để giúp giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn và tăng cường khả năng ứng phó khi có sự cố xảy ra trong các ngõ hẻm tại các đô thị lớn đã và đang được toàn xã hội quan tâm.

ffff.png
affwfww.png
27.png

Từ thực trạng về PCCC và CHCN mà Bộ Công an công bố mới đây cho thấy không chỉ riêng TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, nguy cơ cháy nổ tại các khu vực ngõ hẻm có lối đi nhỏ hẹp, đe doạ tính mạng và tài sản của nhiều người dân tồn tại trên phạm vi cả nước. Đây là bài toán được cho là chưa có lời giải trong suốt nhiều năm qua.

img_8837(1).jpg
Vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà ở kết hợp với kinh doanh, dịch vụ cho thuê trọ ở ngõ 43 Phố Trung Kính vào ngày 24/5/2024 sâu trong ngõ hẻm khiến cho lực lượng chức năng khi tiếp cận hiện trường để xử lý gặp khó khăn.

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ (PGS.TS) Ngô Văn Xiêm, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, thời gian qua chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ cháy xảy ra ở sâu trong ngõ nhỏ, tuyến phố nhỏ ở các thành phố, thị xã trên cả nước. Khi xảy ra cháy, các xe chữa cháy chuyên dụng của lực lượng PCCC chuyên nghiệp được huy động đến để cứu chữa đám cháy không, hoặc khó tiếp cận được hiện trường đám cháy. Điều đó khiến việc triển khai các hoạt động cứu người bị nạn, phun chất chữa cháy để kịp thời dập tắt đám cháy gặp nhiều khó khăn, làm hạn chế đến kết quả cứu chữa đám cháy.

afasfsa.jpg
Do ngôi nhà nằm sâu trong ngõ nhỏ rộng chưa đến 2m, cách xa mặt đường Trung Kính hơn 200m nên xe cứu hỏa không thể tiếp cận tận nơi. Lực lượng cứu nạn cứu hộ phải kéo đường ống dẫn nước từ đường Trung Kính vào hiện trường để chữa cháy.

Ông Xiêm đưa vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà ở kết hợp với kinh doanh, dịch vụ cho thuê trọ ngõ 43 Phố Trung Kính vào ngày 24/4/2024 mới đây như là một điển hình. Theo ông, căn nhà nằm sâu trong ngõ, hẻm cách mặt phố hơn 200m, xe chữa cháy không vào được, làm chết 14 người và bị thương 3 người đã cho thấy rõ điều này. “Đây là vấn đề rất cấp thiết phải có những biện pháp giải quyết khắc phục giúp cho lực lượng, phương tiện của Cảnh sát PCCC nhanh chóng tiếp cận hiện trường kịp thời cứu chữa đám cháy. Vấn đề này không chỉ ở TP Hà Nội mà còn ở các thành phố, thị xã khác trên cả nước”, PGS.TS Xiêm nói.

Để giải quyết căn bản tồn đọng về việc thay đổi hạ tầng, cơ sở PCCC, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quy hoạch xây dựng mạng lưới hạ tẩng về PCCC của cả nước đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, trong đó có hạ tầng cung cấp nước chữa cháy. Tuy nhiên, ông Xiêm cho rằng đây là vấn đề lớn, mang tính khoa học- công nghệ cao, lại liên quan đến nhiều ngành, cơ quan, tổ chức và đặc biệt cần một lượng kinh phí lớn nên phải có thời gian mới có thể khắc phục được.

“Nhưng trước mắt, để kịp thời cứu chữa có hiệu quả những đám cháy tại những khu nhà ở kết hợp với kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng trọ, ở góc độ một chuyên gia về chuyên ngành PCCC và CNCH, tôi cho rằng Cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn cần chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với UBND, Công an các cấp cần thực hiện những biện pháp và giải pháp hiệu quả hơn”, ông Xiêm đặt vấn đề.

mot-chung-cu-mini-khu-vuc-dinh-thon-quan-nam-tu-liem-ha-noi.-loi-tiep-can-vao-khu-vuc-nay-cung-rat-nho-hep.jpg
Một chung cư mini khu vực Đình Thôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Lối đi lại trong khu vực này cũng rất nhỏ hẹp.

Những giải pháp mà PGS.TS Ngô Văn Xiêm khuyến cáo nên làm ngay gồm: tổ chức công tác điều tra cơ bản rà soát và xác định chính xác số lượng vị trí, quy mô, công năng, tính chất nguy hiểm cháy nổ của loại hình cơ sở này ở từng ngõ, tuyến phố nhỏ trên địa bàn phường, quận...; tiến hành phân loại theo cấp độ nguy hiểm theo các tiêu chí về an toàn và xây dựng bản đồ và đánh dấu chúng trên bản đồ hành chính của quận, huyện để lãnh đạo HĐND và UBND nắm, biết và hiểu được.

Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, cấp quản lý có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn từng bước xử lý khắc phục. Trước hết ưu tiên đối với những cơ sở đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra sự cố tai nạn gây thiệt hại nghiêm trọng trước, rồi đến các cơ sở, địa bàn có mức độ thấp dần.

dd(1).png

Ông Xiêm cũng đề xuất những việc cấp thiết phải được thực hiện ngay là xây dựng nội quy về an toàn PCCC và CNCH đối với ngõ phố. Có biện pháp xóa bỏ các vật cản, tạo thông thoáng cho hoạt động giao thông trong ngõ; cấm các phương tiện giao thông đỗ nhiều giờ, qua đêm trong ngõ; cấm chiếm dụng lòng đường vỉa hè làm chỗ kinh doanh, buôn bán hàng quán gây cản trở giao thông...để cho các phương tiện chữa cháy mini dễ ràng tiếp cận đám cháy.

Ngoài ra, cần phải tổ chức các Điểm chữa cháy công cộng và thành lập, duy trì hoạt động Mô hình Tổ Liên Gia PCCC trên tuyến phố, ngõ phố; Truyền thông và tuyên truyền để chủ từng hộ gia đình và nhân dân trên địa bàn biết và yêu cầu chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật và quy ước của cộng đồng dân cư.

28.png

PGS.TS Ngô Văn Xiêm nhận định, những tồn tại, hạn chế trong công tác PCCC đã tồn tại từ lâu, do yếu tố lịch sử khi quy hoạch khu dân cư, nhà ở không đáp ứng được các điều kiện cơ bản theo quy chuẩn PCCC hiện nay. Để có lời giải cho căn nguyên đã tồn tại hàng thập kỷ này, ngoài những biện pháp cấp thiết đã nêu trên, chúng ta cần phải có những biện pháp lâu dài hơn.

PGS.TS Xiêm đề xuất các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền như Sở xây dựng, Sở kế hoạch và đầu tư, UBND các cấp và Cục, Phòng Cảnh sát PCCC phối hợp với Công ty cấp nước thành phố, thị xã nghiên cứu lắp đặt các trụ nước chữa cháy trên hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt ở các khu dân cư, khoảng cách giữa các trụ nước khoảng 150m để lấy nước chữa cháy khi cần thiết.

“Hiện nay theo quy chuẩn các họng nước chữa cháy mới được lắp đặt tại các tuyến phố chính . Kinh phí lắp đặt và khai thác sử dụng cần huy động thêm từ các nguồn xã hội hóa, trong đó có vai trò quan trọng từ lãi xuất từ Công ty kinh doanh nước sạch, các Công ty xây dựng và kinh doanh nhà ở. Có như vậy mới có thể xử lý bài toán thiếu vốn hiện nay. Tôi được biết, vốn cho các hoạt động đảm bảo an toàn PCCC và CNCH của hầu hết các nước trên thế giới lấy từ nguồn bảo hiểm cháy”, PGS.TS Xiêm thông tin.

8(1).png

Theo ông Xiêm, trước mắt, có thể nghiên cứu thiết kế, lắp đặt hệ thống tự động chữa cháy Sprinkler sử dụng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho nhà ở kết hợp để với sản xuất, kinh doanh phòng trọ trong các ngõ nhỏ. Đề tài này được Trung tá, kỹ sư chuyên ngành PCCC đang công tác tại phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Hưng Yên cùng PGS.TS Ngô Văn Xiêm đã được thực nghiệm đánh giá các thông số chữa cháy và triển khai lắp đặt ở một số cơ sở.

fafffa.jpg
Minh họa hệ thống tự động chữa cháy Sprinkler thông thường. Hệ thống chữa cháy Sprinkler là một hệ thống các vòi xả kín được lắp đặt sẵn tại các công trình, luôn ở trong chế độ thường trực và được kích hoạt khi nhiệt độ môi trường đạt đến một ngưỡng nhất định.

“Hệ thống có tác dụng kịp thời tự động chữa cháy khi đám cháy mới phát sinh hay bất kỳ đám cháy xảy ra vào thời gian nào trong ngày, khống chế sự phát triển và dập tắt đám cháy bằng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt của ngôi nhà. Hệ thống đáp ứng được độ tin cậy, độ thẩm mỹ và đặc biệt giá thành rất rẻ vì tận dụng được các bộ phận của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt đã có. Đây cũng là giải pháp kỹ thuật- công nghệ phù hợp nhất đối với loại hình nhà ở hỗn hợp vừa trước mắt, vừa lâu dài phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình”, ông Xiêm nhận xét.

ddd.jpg
Hệ thống tự động chữa cháy Sprinkler là một hệ thống các vòi nước được phun tự động để chữa cháy khi nhiệt độ môi trường ngoài vượt ngưỡng cho phép. Hệ thống này có ống chứa nước và luôn được duy trì ở một áp lực nhất định theo những tính toán thích hợp.

Một trong những biện pháp lâu dài để cải thiện PCCC, theo ông Xiêm đó là do chế tài xử lý vi phạm có mức phạt còn thấp, cần phải có mức phạt lớn hơn để răn đe, giáo dục. Hiện nay, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC và CNCH đã có được quy định tại Luật và Nghị định 144/2021NĐ-CP quy định xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH. Mức phạt hành chính cao nhất mới từ 3-5 triệu đồng cho lỗi cao nhất.

aqf(1).png

“Ít phất phải tăng gấp đôi mức phạt hành chính lỗi vi phạm để có tính răn đe, giáo dục, khiến người dân nâng cao trách nhiệm, ý thức PCCC. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng cần đẩy nhanh tiến độ xử lý và sớm công bố công khai kết quả xử lý cho mọi người biết. Ví dụ, xử lý vụ cháy chung cư mini ở Khương hạ xảy ra từ 12/9/2013 làm rất chậm, mất tính thời sự và sự nhắc nhở, răn đe kịp thời”, ông Xiêm nêu ví dụ.

u.png

Thực hiện nội dung: Tuấn Dũng, Đức Sơn.

Hình ảnh, đồ họa: Tuấn Dũng.

Tuấn Dũng + Đức Sơn