Văn hóa- Thể thao

Thăm nơi Bác Hồ viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"

Dương Dũng 18/05/2024 - 20:29

Năm 1946, khi nước Việt Nam độc lập vừa được một tuổi, chính quyền còn rất non trẻ thì thực dân Pháp đã quay lại gây hấn, hòng chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát lệnh “Toàn quốc kháng chiến”, kêu gọi cả nước đứng lên chống Pháp, nhưng ít ai biết rằng, Lời kêu gọi đó đã được phát đi từ làng Vạn Phúc – một làng nhỏ ven sông Nhuệ ở quận Hà Đông, Hà Nội.

Làng Vạn Phúc (Hà Đông) không chỉ nổi tiếng bởi nghề dệt lụa mà còn được biết đến là cơ sở cách mạng. Năm 1938, Chi bộ Đảng đầu tiên của Hà Đông được thành lập ở Vạn Phúc. Những năm 1936-1945, Vạn Phúc là An toàn khu của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ, nơi từng nuôi giấu nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ hoạt động bí mật như: Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Xuân Thủy, Võ Nguyên Giáp... và được Xứ ủy Bắc Kỳ chọn làm nơi chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng trước các địa phương khác.

Theo tài liệu còn lưu giữ được của làng Vạn Phúc, cuối năm 1946, trong những ngày cả nước khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, từ ngày 3 đến 19/12/1946, Bác Hồ cùng một số đồng chí đã đến ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương, xóm Đoàn Kết, làng Vạn Phúc, Hà Đông – Một gia đình buôn bán tơ lụa khá giả nổi tiếng trong làng. Nay ngôi nhà này được lấy làm Nhà lưu niệm Bác Hồ.

Kiến trúc của ngôi nhà cùng vật dụng Bác dùng hiện vẫn được giữ nguyên vẹn. Hiện ngôi nhà đã trở thành di tích quốc gia “Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12-1946”.

4(5).jpg
3(6).jpg
1(6).jpg
7(1).jpg
Di tích quốc gia “Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12-1946” nằm trong làng lụa Vạn Phúc, một “địa chỉ đỏ” thu hút sự chú ý đặc biệt của nhiều người dân và du khách khi đến tham quan làng lụa. Trước kia, di tích này là nhà ở của gia đình cụ Nguyễn Văn Dương, một người làng Vạn Phúc sống chủ yếu bằng nghề dệt lụa và làm nông. Gia đình ông là một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên ở Vạn Phúc, cũng là nơi nuôi giấu các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt khi hoạt động bí mật.
8(1).jpg
Các cháu học sinh tới thăm Di tích.
9(2).jpg
Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước hướng đến kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), di tích này đã tiếp đón nhiều đoàn cán bộ, học sinh, nhân dân cả nước đến tham quan, học tập, trải nghiệm.
10.jpg
Du khách tham quan, tìm hiểu lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và nhiều hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi hoạt động tại làng Vạn Phúc. Nhiều hoạt động về nguồn, sinh hoạt chính trị đã được tổ chức tại di tích "Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12-1946" nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, để các thế hệ không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
11(1).jpg
Du khách để lại cảm nghĩ của mình.
13.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ở và làm việc tại ngôi nhà của cụ Nguyễn Văn Dương từ ngày 3 đến 19-12-1946. Trong các ngày 18 và 19-12, Bác đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng mở rộng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”.
14.jpg
Ngôi nhà 5 gian được phục dựng nguyên gốc, trước kia là nơi hồ vải của gia đình ông Nguyễn Văn Dương, nay là phòng trưng bày bổ sung di tích.
15.jpg
16.jpg
17.jpg
Những hiện vật, đồ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được lưu giữ và trưng bày tại căn phòng như: Chiếc áo kaki của Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong thời gian Người ở và làm việc tại Vạn Phúc, chiếc chậu đồng và quả tạ mà Bác dùng hằng ngày.
img_8411.jpg
img_8412.jpg
Không gian trưng bày hình ảnh, thông tin về gia đình cụ Nguyễn Văn Dương. Gia đình cụ là một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên ở Vạn Phúc. Sau này, gia đình cụ Nguyễn Văn Dương đã tặng lại Nhà nước ngôi nhà để làm nơi trưng bày, giới thiệu tư liệu lịch sử, cách mạng.
img_8413.jpg
img_8414.jpg
Di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia vào ngày 21-2-1975 và được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp lại vào ngày 16-6-2014.
img_8415.jpg
Tại đây, người dân và du khách được xem những hình ảnh trưng bày về hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của quân và dân ta; lịch sử của ngôi nhà nay đã trở thành di tích quốc gia.
img_8416.jpg
img_8417.jpg
img_8425.jpg
Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1941 – 1942, có 3 gian, 2 tầng. Bên phải và bên trái ngôi nhà chính là hai dãy nhà ngang, mỗi dãy 3 gian, trước đây đặt khung cửi, đồ dùng của gia đình, nay được sửa chữa, nâng cấp trần và nền.
img_8418.jpg
img_8427.jpg
img_8430.jpg
img_8442.jpg
Quang cảnh tầng 2 của ngôi nhà đơn sơ, giản dị đã gắn liền với hình ảnh, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
img_8437.jpg
Phía bên phải của tầng 2 là phòng làm việc, nơi Bác viết “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”. Căn phòng nhỏ bên trái có diện tích chưa đầy 12m2 vẫn còn chiếc giường gỗ rẻ quạt đơn sơ Bác nằm, chiếc gối gỗ sơn màu huyết dụ. Kề bên giường là bàn làm việc, đó là một án thư cao chừng 75 cm, chân con tiện, trên bàn là chiếc đèn dầu hỏa, trang bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
img_8434.jpg
Tại gian chính còn bày bộ bàn ghế mây, là nơi Bác Hồ thường xuyên họp bàn với các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng để thảo luận kế sách kháng chiến; đặc biệt là cuộc họp Ban chấp hành Trung ương mở rộng.
img_8431.jpg
img_8438.jpg
Trải qua 70 năm với nhiều biến động lịch sử, căn phòng nơi Bác viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” cùng các di vật quý vẫn được giữ gìn, bảo vệ tốt.

Dương Dũng