Kinh tế

Định hướng giải pháp chuyển đổi sang nền kinh tế xanh

TS. Nguyễn Hoàng Hiệp - NCS. Nguyễn Bá Thành 25/03/2024 - 07:32

Thuật ngữ “Kinh tế xanh” gần đây đã trở thành trọng tâm trong phát triển chính sách ở cả quy mô quốc gia và quốc tế.

Thế giới hiện nay của chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu về dân số tăng nhanh và áp lực ngày càng tăng đối với môi trường ô nhiễm và liên quan đến sự sống của người cần có các giải pháp ngăn chặn. Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi chính sách của các nước phát triển phải đưa ra chiến lược mới nhằm giảm thiểu tỷ lệ cacbon và tính đến sự phát triển bền vững. Các nhà kinh tế học đã và đang nghiên cứu xây dựng nên một mô hình hệ thống kinh tế mới vì họ tin rằng hệ thống kinh tế hiện tại là không hoàn hảo và sẽ khó khăn trong tương lai gần vì nó không còn phù hợp với sự phát triển của trí tuệ con người và như vũ bão của công nghệ.

Mặc dù các mô hình kinh tế cũ đã mang lại một số kết quả đáng kể trong việc cải thiện mức sống của người dân nhưng nó cũng gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường sống như phụ thuộc vào cacbon, thiếu nước ngọt, tài nguyên năng lượng và sự nghèo đói. Do những yếu tố này ngày càng gia tăng đến mức phải cảnh báo như hiện nay thì thuật ngữ “Kinh tế xanh” gần đây đã trở thành trọng tâm trong phát triển chính sách ở cả quy mô quốc gia và quốc tế.

Các định nghĩa về nền kinh tế xanh vẫn chưa xuất hiện và thống nhất tuy nhiên UNEP coi nền kinh tế xanh là một chiến lược nhằm cải thiện phúc lợi cho đời sống con người và tạo ra sự công bằng xã hội, cũng như giảm thiểu các vấn đề ảnh hưởng đến sinh thái trên toàn cầu. Hơn nữa, nền kinh tế xanh sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, tăng thu nhập và đầu tư vào công nghiệp xanh giúp giảm thiểu phát thải carbon và ô nhiễm môi trường toàn cầu. Từ góc độ kinh doanh, nền kinh tế xanh là một nền kinh tế trong đó tăng trưởng kinh tế và trách nhiệm đối với môi trường phải được củng cố đồng thời hỗ trợ tiến bộ tiến đến phát triển một xã hội xanh cho nhân loại.

hh.jpg
TS. Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Viện trưởng Viện NC Tin học & Kinh tế ứng dụng

Nền kinh tế xanh là đề cập đến một hệ thống kinh tế dựa trên các hoạt động phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Điều này bao gồm các lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng việc giảm thiểu tác động ô nhiễm đến môi trường, thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển về kinh tế bền vững.

Đặc điểm chính của nền kinh tế xanh

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cần có sự hỗ trợ chính sách thỏa đáng của Chính phủ cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và người dân. Điều này, nhằm mục đích giải quyết các thách thức về môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm, phá rừng và khai thác cạn kiệt tài nguyên đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội.

Năng lượng tái tạo là đề cập đến việc sử dụng các nguồn năng lượng bổ sung tự nhiên như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện để tạo ra điện hoặc nhiệt nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo như than, dầu và khí tự nhiên, là thành phần chính gây ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu hiện nay. Bằng cách khai thác các nguồn năng lượng tái tạo, chúng ta có thể giảm thiểu phát thải khí nhà kính và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng bền vững thay thế cho nguồn năng lượng ảnh hưởng đến môi trường như hiện nay.

Sự phát triển nông nghiệp bền vững gồm các hoạt động thúc đẩy gia tăng sức khỏe cho đất, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng tối thiểu hóa chất dầu nhằm duy trì năng suất lâu dài trong việc sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Những hoạt động này bao gồm luân canh cây trồng, trồng trọt che phủ, canh tác không làm tổn hại đến đất, quản lý dịch bệnh và nông lâm kết hợp. Ngoài ra, nông nghiệp bền vững ưu tiên bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên như nước và đất, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế địa phương bằng cách thúc đẩy sản xuất và phân phối lương thực.

Cơ sở hạ tầng xanh là đầu tư vào cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường và mang tính bền vững cao. Cơ sở hạ tầng xanh chính là phải thực hiện các giải pháp mang tính thực tiễn cao, thân thiện với môi trường bao gồm đầu tư vào hệ thống giao thông công cộng, như xe buýt điện hoặc đường sắt nhẹ, để giảm khí thải và tắc nghẽn giao thông. Ngoài ra, việc tạo làn đường dành cho xe đạp và lối đi thân thiện với người đi bộ có thể khuyến khích giảm thiểu các phương tiện gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường như sự phát triển nhanh về ngành công nghiệp ô tô.

Công trình xanh là một khía cạnh khác của cơ sở hạ tầng xanh, liên quan đến việc xây dựng hoặc trang bị thêm các công trình để tiết kiệm năng lượng hơn, sử dụng vật liệu tái tạo và kết hợp các sản phẩm được thiết kế mang tính bền vững. Quy hoạch đô thị mang tính bền vững cũng đóng một vai trò quan trọng xây dựng cơ sở hạ tầng xanh bằng cách thúc đẩy việc sử dụng đất hỗn hợp, quản lý nước và chất thải ô nhiễm một cách hiệu quả, đặc biệt là bảo tồn không gian tự nhiên trong khu vực đô thị, cải thiện sức khỏe cho người dân và tạo ra những thành phố xanh bền vững hơn cho thế hệ tương lai.

Kinh tế tuần hoàn là phải tập trung thiết kế tạo ra các sản phẩm tái sử dụng được, sửa chữa, tái sản xuất và tái chế để giảm thiểu phát sinh chất thải dễ gây ra ô nhiễm cho môi trường đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp xem xét toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khai thác nguyên liệu thô đến thải bỏ khi hết vòng đời của một sản phẩm. Sự chuyển đổi để hướng tới nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự hợp tác chật chẽ giữa các ngành, các nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng để tạo ra một hệ thống trong đó các nguồn tài nguyên được sử dụng hiệu quả và giảm thiểu việc tạo ra chất thải.

Sử dụng hiệu quả tài nguyên là giảm thiểu chất thải và tối đa hóa việc sử dụng lại tài nguyên thông qua việc tái chế, tái sử dụng và giảm tiêu thụ đồng thời sử dụng tài nguyên là nguyên tắc then chốt trong phát triển bền vững, nhằm giảm tác động môi trường của việc sử dụng tài nguyên thúc đẩy hiệu quả kinh tế và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường và tác động đến hệ sinh tồn của nhân loại.

Giải pháp để sử dụng hiệu quả tài nguyên trong nền kinh tế xanh

Tạo ra những sản phẩm tái chế giúp chuyển đổi chất thải thành sản phẩm mới để ngăn chặn sự cạn kiệt nguyên liệu thô và giảm mức sử dụng năng lượng.

Tái sử dụng các sản phẩm nhằm kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, vật liệu bằng cách sử dụng nhiều lần hoặc tái sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Giảm tiêu dùng bằng cách chỉ tiêu dùng những gì cần thiết và tránh lãng phí không cần thiết bằng cách chú ý và thói quen tiêu dùng hiện nay của người dân.

Sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo chính là sử dụng các nguồn tài nguyên có thể được bổ sung một cách tự nhiên, như năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió, thay vì chỉ dựa vào các nguồn tài nguyên hữu hạn như nhiên liệu hóa thạch.

Áp dụng công nghệ hiệu quả là sử dụng các thiết bị, phương tiện và quy trình công nghiệp tiết kiệm năng lượng để giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên và tạo ra chất thải.

Bằng các giải pháp thực hiện thực tiễn này sẽ thúc đẩy Chính phủ, doanh nghiệp và người dân có thể đóng góp cho một xã hội bền vững hơn và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Tất cả các nghiên cứu đánh giá là đặc biệt quan trọng để hiểu được con đường tương lai hướng tới các lĩnh vực công nghệ chủ chốt nhằm giảm thiểu khí cacbon. Để đạt được nền kinh tế xanh, việc ban hành chính sách, thực hiện chính sách và sự đồng hành của doanh nghiệp cần được nghiên cứu đánh giá nghiêm túc, cụ thể mới có thể cải thiện các khó khăn hiện tại, các vấn đề chưa thể giải quyết một cách triệt để, trong đó quan trọng nhất chính là sự cam kết quyết tâm của Chính phủ, sự đồng hành của doanh nghiệp và ủng hộ của người dân thì Việt Nam mới có thể vượt qua những thách thức hiện tại và thực hiện cam kết đối với quốc tế đã được ký kết trong thời gian vừa qua hướng tới một quốc gia có nền kinh tế thật sự xanh./.

TS. Nguyễn Hoàng Hiệp - P. Viện trưởng Viện NC Tin học & Kinh tế ứng dụng

NCS. Nguyễn Bá Thành - Ngành Quản lý Kinh tế - Đại học Vinh

Tài liệu tham khảo:

[1] Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development and Poverty Eradication" by United Nations Environment Programme (UNEP) - This report provides an overview of the main features and possible directions of the transition to a green economy, including case studies and policy recommendations.

[2] The Green Economy: Environment, Sustainable Development and the Politics of the Future" by Adrian Parr - This book explores the concept of green economy, its main features, and potential directions for transitioning towards a more sustainable economic model.

[3] Green Growth: From Theory to Practice" by World Bank - This publication examines the main features of green growth and provides insights into how countries can transition towards a more environmentally sustainable economic model.

[3] The Transition to a Green Economy: Benefits, Challenges, and Risks from a Sustainable Development Perspective" by European Environment Agency (EEA) - This report discusses the main features of transitioning to a green economy, as well as the potential benefits, challenges, and risks associated with this process.

[4] Greening the Global Economy" by Robert Pollin - This book discusses the main features of transitioning to a green economy and offers potential directions for achieving sustainable economic development through environmental protection.

[5] Sodiyevich, rajaboev shahboz, rajabboyev shohzod shodiyevich, and usmonov sunnatillo berdiqul o’gʻli. "accounting issues in the digital economy." central Asian journal of mathematical theory and computer sciences 4.6 (2023)

TS. Nguyễn Hoàng Hiệp - NCS. Nguyễn Bá Thành