Kinh hãi cảnh sống bên mương nước đen ngòm giữa Thủ đô

Đời sống - Ngày đăng : 15:45, 08/04/2016

Giữa Thủ đô Hà Nội vẫn tồn tại một nơi mà người dân phải sống trong cảnh ô nhiễm nghiêm trọng, đối mặt nguy cơ bệnh tật, ổ muỗi khi mà virus Zika đã xuất hiện tại Việt Nam.

Mương Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) - một nhánh sông Tô Lịch cũ, nay là đường thoát nước chính của hai quận Ba Đình và Tây Hồ. Tuyến mương lộ thiên này chạy dài từ dốc La Pho (gần dốc Ngọc Hà) đến chợ Bưởi trước khi đổ ra sông Tô Lịch.

Với tổng chiều dài gần 3 km, nhiều năm nay rác thải phủ kín, mặt nước dưới mương đen kịt. Hàng trăm hộ dân hàng ngày vẫn phải sinh hoạt cạnh mương nước hôi thối, bốc mùi khó chịu.

Theo phản ánh của người dân, nước dưới mương chủ yếu là nước thải sinh hoạt cộng với rác thải do người dân trực tiếp đổ xuống. Đặc biệt là hệ thống bể phốt của các gia đình xả thẳng xuống mương mà không qua hệ thống bể chứa.

Ngoài ra, do khu vực này còn tập trung một số hộ chế biến thực phẩm, làm bánh nên chất thải bị đổ xuống mương ngày càng nhiều. Do không được khơi thông thường xuyên nên lưu lượng nước thoát chậm, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng.

Đoạn ô nhiễm nhất phải kể đến là khúc từ dốc La Pho đến cống Tam Đa (canh chợ Tam Đa). Do chảy qua khu dân cư đông đúc nên rác liên tục được thải xuống lòng mương. Mỗi ngày, những công nhân vệ sinh môi trường phải túc trực ở đây hai lần để vớt rác. Tuy nhiên, cứ vớt xong, người dân lại vứt rác, xả thải bừa bãi.

Để thuận tiện cho sinh hoạt, nhiều gia đình làm cầu khỉ, hoặc cầu xi măng để đi lại hai bên. Quần áo cũng được phơi ngay trên con mương. Ở một số đoạn, ngõ đi chung của người dân bên bờ mương rất chật, lại không có hàng rào che chắn, gây nguy hiểm cho người đi đường, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, nhất là vào sáng sớm và buổi tối.

Là một trong những hộ dân sống gần khu vực này, chị Hoa cho biết, sống tại đây ngày nắng thì phải chịu đựng mùi hôi thối bốc lên. Còn ngày mưa thì ruồi, muỗi rất nhiều. “Để không bị bệnh tiêu chảy, sốt xuất huyết..., ngoài nhang trừ muỗi ra nhà nào cũng trang bị 2-3 cây vợt điện để bắt ruồi, muỗi nhưng trẻ em vẫn thường xuyên bị bệnh” - chị Hoa lắc đầu ngao ngán.

Theo người dân ở đây, dự án cải tạo mương được khởi công từ cuối năm 2012, nhưng đến thời điểm hiện tại, tất cả vẫn trong tình trạng “giậm chân tại chỗ”.

Trước thông tin Việt Nam có hai trường hợp nhiễm virus Zika, người dân lại càng lo lắng hơn vì ở đây có rất nhiều muỗi. Và mương nước đen giữa Thủ đô tiềm ẩn một ổ dịch bệnh rất lớn nếu không được xử lý kịp thời.

 Kinh hãi cảnh sống bên mương nước đen ngòm giữa Thủ đô

Mương Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) - Một nhánh sông Tô Lịch cũ với tổng chiều dài gần 3 km, nhiều năm nay rác thải phủ kín mặt nước. 

 Kinh hãi cảnh sống bên mương nước đen ngòm giữa Thủ đô

Do chảy qua khu dân cư đông đúc cộng với việc người dân họp chợ bên trên mương nên rác liên tục được thải xuống lòng mương

Kinh hãi cảnh sống bên mương nước đen ngòm giữa Thủ đô

Kinh hãi cảnh sống bên mương nước đen ngòm giữa Thủ đô

Ngoài ra, do khu vực này còn tập trung một số hộ chế biến thực phẩm, làm bánh nên chất thải bị đổ xuống mương ngày càng nhiều

    Kinh hãi cảnh sống bên mương nước đen ngòm giữa Thủ đô Kinh hãi cảnh sống bên mương nước đen ngòm giữa Thủ đô

Nước dưới mương đen kịt, rác thải phủ kín mặt nước. Hàng trăm hộ dân hàng ngày vẫn phải sinh hoạt cạnh mương nước thối, bốc mùi khó chịu.

Kinh hãi cảnh sống bên mương nước đen ngòm giữa Thủ đô  

Mỗi ngày những công nhân vệ sinh môi trường phải túc trực ở đây hai lần để vớt rác. Tuy nhiên, cứ vớt xong, người dân lại vứt rác, xả thải bừa bãi nhiều hơn.

Kinh hãi cảnh sống bên mương nước đen ngòm giữa Thủ đô Kinh hãi cảnh sống bên mương nước đen ngòm giữa Thủ đô

Mọi sinh hoạt của nhiều gia đình đều gắn liền với con mương này. Quần áo, nước sinh hoạt được đặt gần sát với dòng nước đen ngòm, hôi thối

Kinh hãi cảnh sống bên mương nước đen ngòm giữa Thủ đô

Mương nước đen tiềm ẩn nguy cơ là ổ dịch bệnh lớn của Thủ đô

Huy Hùng